Mọi người cũng biết mỗi khi em bé trong nhà sốt thì cha mẹ, ông bà… ai cũng rất lo lắng.. Vì hầu như mọi đứa trẻ nào ( đặc biệt là trẻ sơ sinh) cũng phải bị sốt một hoặc nhiều lần.. Nhưng hạ sốt cho trẻ như thế nào? bạn đã có kiến thức cũng như kinh nghiệm gì chưa?
Bài viết sau đây THS BS Nguyễn Đình Tuấn tại phòng khám pasteur sẽ hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các ông bố , bà mẹ cách hạ sốt cho trẻ em đúng cách tại nhà và những loại thuốc hạ sốt nên cho trẻ uống cũng như một vài lưu ý mà mọi người nên nắm bắt để có thể xử lý kịp thời..
Cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà cha mẹ lưu ý
Cách hạ sốt cho trẻ, nhất là đối với các bé sơ sinh, là điều mà mọi ông bố, bà mẹ phải nắm để kịp thời xử lý.
Trước khi hạ sốt, bạn phải chắc chắn biết được nhiệt độ của trẻ là bao nhiêu bằng cách dùng dụng cụ đo (không sờ bằng tay vì không chính xác) ở miệng, tai, nách (lấy nhiệt độ đọc được trên nhiệt kế cộng thêm 0,5 độ) hoặc trực tràng (không cần cộng thêm).
Chỉ hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể > 39 độ C, hoặc nhiệt độ cơ thể < 39 độ C nhưng trẻ rất khó chịu với tình trạng sốt, hoặc trẻ có tiền sử co giật do sốt trước đây.
Thuốc hạ sốt nên sử dụng cho trẻ : PARACETAMOL hoặc IBUPROFEN
+ PARACETAMOL: 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, 1 ngày không quá 60mg/kg
+ IBUPROFEN: 5-10mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ, 1 ngày không quá 40mg/kg, không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Khi trẻ lên cơn co giật do sốt ở nhà, xử lý thế nào?
Khi trẻ bị sốt cao hay bị sốt lạnh nếu không hạ sốt cũng như xử lý kịp thời sẽ dẫn đến bị co giật.. Nếu chẳng may trẻ lên cơn co giật do sốt thì phụ huynh phải hết sức bình tĩnh, không nên hoảng loạn và lam theo các bước sau đây:
+ Để trẻ nằm trên mặt phẳng cứng và nằm nghiêng một bên, cổ hơi ngửa để tránh tình trạng đờm giải hoặc chất nôn làm tắc đường thở
+ Không được để bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ vì không có trường hợp nào trẻ cắn lưỡi trong cơn co giật
+ Cơn có giật thường sẽ hết sau 1 phút; nếu kéo dài trên 5 phút, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế……có khả năng cấp cứu gần nhất
Lưu ý: hạ sốt trong trường hợp này có thể để sau vì hạ sốt không làm cắt cơn co giật.
Tham khảo thêm 1 số bài viết khác
- Vì sao trẻ dưới 12 tháng tuổi bị rụng tóc nhiều
- Nhiệt độ phòng như thế nào là an toàn với trẻ
- Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ ? phải làm sao
Trong cùng đợt bệnh, trẻ có thể bị co giật thêm không
Tất cả mọi trẻ bị co giật do sốt đều có nguy cơ co giật lại một lần nữa trong cùng một đợt bệnh. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ đều có nguy cơ giống nhau mà tùy vào yếu tố nguy cơ của trẻ càng nhiều thì tỷ lệ co giật càng cao và ngược lại.
Yếu tố nguy cơ như sau:
- Trẻ dưới 1 tuổi
- Sốt chưa đến 24 giờ
- Thân nhiệt khi lên cơn co giật từ 38-39 độ C
Càng nhiều yếu tố nguy cơ, tỷ lệ co giật trở lại càng cao từ 12-100%
Thuốc do bác sĩ chỉ định có thể giảm nguy cơ co giật trở lại nhưng tỷ lệ co giật cho mọi trẻ đã sử dụng thuốc là 12% (tức là trẻ dùng thuốc giảm co giật vẫn có thể bị co giât trở lại).
Co giật do sốt có thể tái phát lại không?
Những trẻ đã bị co giật do sốt 1 lần có nguy cơ co giật do sốt trở lại cao hơn trẻ bình thường gấp nhiều lần.
Nguy cơ co giật do sốt trở lại phụ thuộc vào tuổi khi trẻ có cơn co giật do sốt đầu tiên, như sau:
- Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi khi có cơn co giật đầu tiên thì nguy cơ có cơn con giật do sốt thứ 2 là 50%
- Trẻ lớn hơn 1 tuổi khi có cơn co giật đầu tiên thì nguy cơ có cơn con giật do sốt thứ 2 chỉ 30%
Co giật do sốt có thể nhìn rất đáng sợ nhưng không gây ảnh hưởng gì đến não, hệ thống thần kinh, trí tuệ và sự phát triển của trẻ.
…..
Như vậy qua bài viết trên đây của BS Nguyễn Đình Tuấn bây giờ các bậc phụ huynh cha mẹ đã có thêm kiến thức đầy đủ về cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ gì về các bệnh của trẻ em các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến khoa phòng khám nhi của đa khoa Pasteur Đà Nẵng để được các bác sĩ chuyên khoa trao đổi và thăm khám một cách đầy đủ nhất..
Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt nhất!
THS BS Nguyễn Đình Tuấn
Phòng khám đa khoa Pasteur