BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Trẻ tăng động, chúng vặn vẹo không ngồi yên trên ghế; chúng chạy lung tung khi bạn bảo chúng đi bộ; chúng ngừng lại ngay giữa phòng lúc bạn đang dọn dẹp chỉ để chơi đồ chơi của chúng. Tất cả những điều này đôi khi chỉ là cách hành xử bình thường của một đứa trẻ hiếu động. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý.

Vậy làm thế nào để bạn có thể nhận ra sự khác biệt? Mức năng lượng, sự chú ý và khả năng tập trung có thể giúp bạn nhận ra liệu chúng có đang hành xử đúng với lứa tuổi hay không hoặc liệu chúng có thể đang mắc một tình trạng nào đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

TĂNG ĐỘNG

Trẻ tăng động có rất nhiều năng lượng. Một nghiên cứu cho thấy chúng có sức bền tương đương với các vận động viên được đào tạo chuyên nghiệp. Chúng luôn tò mò về thế giới xung quanh và háo hức khám phá. Nhưng nếu con bạn luôn luôn hoạt động theo các cách không phù hợp với thời gian và môi trường lúc đó, thì có lẽ chúng có thể có rối loạn tăng động.

Một số biểu hiện trẻ tăng động:

– Chạy nhảy và la hét khi đang chơi, thậm chí ngay trong nhà

– Khó ngồi yên

– Bồn chồn

– Va đổ nhiều thứ xung quanh vì chúng chạy quá nhanh

– Chơi các trò chơi thô bạo mà không sợ hậu quả

– Nói rất nhiều và rất nhanh (không thể chờ đến lượt, lấn át người khác)

Biểu Hiện Của Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý
Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý

GIẢM CHÚ Ý

Trẻ em có sự tập trung chú ý kém hơn người lớn. Khi trẻ lớn dần, sự tập trung của trẻ phát triển hơn và có thể điều chỉnh được.

Một số biểu hiện trẻ giảm chú ý:

– Rất dễ phân tâm, xao nhãng

– Khó khăn trong việc hoàn thành bài tập được giao

– Khó làm việc có tổ chức, có kế hoạch

– Dễ dàng mắc lỗi bởi vì chúng luôn luôn vội vàng, hấp tấp

– Thường quên đồ đạc thậm chí là làm mất đồ

BỐC ĐỒNG

– Hành động ngớ ngẩn để gây sự chú ý với người khác

– Khó tuân theo 1 quy luật nào đó

– Hung dữ, cọc cằn

– Khó chịu khi mắc lỗi hoặc bị chỉ trích, phê bình

– Không nhận ra được lời nói hay hành động của bản thân làm ảnh hưởng đến người khác

KHI NÀO NÊN CHO TRẺ ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Nếu con của bạn có thể ngồi yên, tập trung hoặc tự kiểm soát được ít nhất một vài lần thì điều này là bình thường phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên nếu chúng luôn luôn gặp khó khăn trong những vấn đề này, ở mọi lúc mọi nơi: tại nhà, ở trường, khi đi với bạn bè thì có thể các dấu hiệu này là do rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) gây ra.

ADHD ảnh hưởng đến 1/10 trẻ dưới 17 tuổi. Nhưng những vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự. 

– Vấn đề thính giác

– Không có khả năng học tập

– Lo lắng hoặc trầm cảm

– Vấn đề về giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ hoặc không ngủ đủ)

Hãy đưa con đến thăm khám bác sĩ tâm lý, bác sĩ thần kinh nhi khoa nếu bạn lo lắng về tình trạng của con. Họ có thể hỏi bạn và con rất nhiều câu hỏi để thật sự nắm rõ về vấn đề đang gặp phải ở con bạn. Nếu trẻ có ADHD hoặc các rối loạn khác thì các phương pháp điều trị hỗ trợ, liệu pháp hành vi và dùng thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh.

THAM KHẢO: WebMD

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về sức khỏe hoặc phương pháp này, vui lòng liên hệ 𝟎𝟐𝟑𝟔 𝟗𝟗𝟗𝟗 𝟖𝟔𝟖 để được hỗ trợ nhanh nhất