BỆNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ 4 TRIỆU CHỨNG CẦN ĐỂ Ý

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh sinh lý hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa birirulin của gan chưa hoàn thiện. Bệnh vàng da này có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại triệu chứng chậm phát triển. Do vậy, phụ huynh nên nhận biết được các dấu hiệu được một số dấu hiệu để phân biệt vàng da ở trẻ sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý. Hãy cùng Pasteur tìm hiểu nhé !

Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Và 4 Triệu Chứng Cần Để Ý Ảnh Minh Họa

BIỂU HIỆN VỀ BỆNH VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

Làm thế nào để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh ?

  • Vàng da là một biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường biến mất trong một thời gian ngắn mà không nguy hiểm cũng như không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý có thể gây ra những biến chứng vàng da nhân rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng não gây chậm phát triển ở trẻ
  • Để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên nhìn trẻ ở nơi có ánh sáng mặt trời, không nên nhìn trong phòng tối không đủ ánh sáng hoặc dưới ánh sáng đèn sẽ rất khó phát hiện. Quan sát màu da của trẻ ít nhất trong vòng 2 tuần sau sinh để nhận biết kịp thời. Nhiều trường hợp khó quan sát, ba mẹ có thể ấn ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ vàng da thì tại vị trí ấn tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Vàng da bệnh lý thường xảy ra sớm sau 1-2 ngày tuổi, diễn tiến nhanh.

Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Và 4 Triệu Chứng Cần Để Ý Ảnh Minh Họa

CÁCH PHÂN BIỆT VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

  • Vàng da sinh lý: thường ở mức độ nhẹ, vàng da xảy ra sau 24h sau sinh và thường biến mất trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh nhẹ (vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường như lừ đừ, bỏ bú, thiếu máu, gan lách lớn… Nguyên nhân của vàng da sinh lý là do sự tích tụ của bilirubin (một chất có màu vàng và được giải phóng khi các tế bào hồng cầu bị vỡ). Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh có lượng hồng cầu cao, các tế bào hồng cầu này sẽ bị phá vỡ và thay mới. Do gan của trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin ra khỏi máu nên gây vàng da. Khi trẻ được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và có khả năng xử lý bilirubin nên vàng da sẽ tự khỏi mà không để lại bất kỳ di chứng nào
  • Vàng da bệnh lý: thường xảy ra sớm trong vòng 24h sau sinh, biểu hiện da có màu vàng đậm, không hết vàng sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Vàng da toàn thân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kết mạc mắt, có thể kèm theo các triệu chứng như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật, phân bạc màu… Có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, một số nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể là các bệnh lý gan mật bẩm sinh, tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm…), bất đồng nhóm máu mẹ con…

Cần đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 48h sau sinh
  • Vàng da diễn tiến nhanh, vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng
  • Vàng da kèm theo các triệu chứng lừ đừ, bỏ bú hoặc bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu

Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Và 4 Triệu Chứng Cần Để Ý Ảnh Minh Họa

Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng

#pasteurclinic

#children

#vangdasinhly

#vangdabenhly

#benhvangdaotresosinh