TRÀN DỊCH KHỚP GỐI: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Tràn Dịch Khớp Gối Là Gì

Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Dịch trong ổ khớp đóng vai trò bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng sụn trong khớp. Khi lượng dịch này gia tăng sẽ làm hạn chế vận động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Tràn dịch khớp gối sau chấn thương hoặc do vận động quá sức. Bệnh cạnh tràn dịch khớp gối, những chấn thương sau thể thao hay tai nạn lao động có thể làm sụn khớp bị tổn thương, dây chằng chéo bị giãn và đứt, rách sụn chêm…
  • Các bệnh lý về khớp như thoái hóa khớp, Gout, viêm đa khớp dạng thấp…
  • Tràn dịch khớp gối có thể nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm…
    Tràn Dịch Khớp Gối Là Gì
    Biểu hiện của tràn dịch khớp gối

Làm thế nào để chẩn đoán tràn dịch khớp gối?

Dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối nổi mẩn đỏ kèm sưng và phù nề, khi so sánh 2 bên khớp gối có thể nhận ra sự lớn hơn bất thường của bên tràn dịch do bao khớp dày lên. Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác nặng nề bên khớp tổn thương và rất hạn chế vận động khi đi lại hoặc khó gấp duỗi. Theo thời gian nếu không được can thiệp thì các cơ xung quanh sẽ yếu dần khiến khớp ngày càng không vững cùng với cơn đau dai dẳng.

Những biểu hiện kể trên có thể được phát hiện từ bản thân người bệnh, tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng tràn dịch khớp gối thì một số xét nghiệm có thể hỗ trợ đắc lực như:

  • Công thức máu: Chủ yếu để xác định tình trạng viêm nhiễm hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Chụp X-quang: Phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương
  • Chụp MRI: Dùng để phát hiện kỹ hơn bất thường về xương và cả phần khớp như gân, dây chằng và các sụn
  • Chọc hút dịch khớp: Việc hút dịch khớp này sẽ giúp xác định bản chất của dịch trong khớp, từ đó chẩn đoán được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh
  • Bao khớp dày lên, khớp gối sưng nề, lớn lớn so với bên không tràn dịch
  • Cảm giác nặng nề, đau bên khớp gối bị tràn dịch
  • Hạn chế vận động, khó gấp duỗi

Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như: công thức máu, X – quang, MRI để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút dịch khớp để đánh giá tính chất của dịch khớp.

Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?

Tràn dịch khớp gối khi được chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị cũng như phòng ngừa các biến chứng cũng hiệu quả hơn. Tùy theo mức độ và giai đoạn của bệnh mà có những phương pháp điều trị sau:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để giảm trọng lượng lên khớp gối. Băng ép hay chườm lạnh cũng giúp cải thiện triệu chứng đau
  • Kê cao chân để giúp giảm tình trạng sưng nề
  • Thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối
  • Chọc hút dịch khớp gối có thể được chỉ định khi lượng dịch tồn đọng trong khớp nhiều làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu
  • Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi tràn dịch khớp gối và bệnh lý kèm theo tại khớp gối ở mức độ nặng

Cần có chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp, khoa học để phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói riêng. Thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát và theo dõi bởi bác sĩ.

Tham khảo: Wikipedia

Khi có các dấu hiệu bất thường về Cơ xương khớp, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.