BÀI TẬP THỂ DỤC CHO MẸ BẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN BIẾT

BÀI TẬP THỂ DỤC CHO MẸ BẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN BIẾT

Tập thể dục cho mẹ bầu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức, hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, trước khi tập thể dục, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên phù hợp nhất cho bạn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Các lợi ích khi tập thể dục cho mẹ bầu 

  • Giảm đau lưng và đau vùng xương chậu
  • Phòng ngừa tăng cân quá mức
  • Giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và mổ lấy thai
  • Giảm táo bón
  • Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
  • Giúp mẹ giảm cân sau sinh
Bài Tập Thể Dục Cho Mẹ Bầu Và Những Điều Các Mẹ Cần Biết
BÀI TẬP THỂ DỤC CHO MẸ BẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN BIẾT

Các trường hợp không nên tập thể dục cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ

  • Mẹ mắc một số bệnh lý về phổi và tim mạch
  • Đa thai hoặc có các yếu tố nguy cơ gây sinh non
  • Có khâu eo tử cung
  • Nhau tiền đạo sau 26 tuần
  • Tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ
  • Ối vỡ non
  • Thiếu máu nặng

Các bài tập thể dục cho mẹ bầu an toàn

  • Đi bộ nhanh: đây là bài tập phổ biến và dễ thực hiện, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tập luyện khoảng 20-30 phút mỗi ngày
  • Bơi hoặc các bài tập dưới nước: phương pháp này ít nguy cơ gây chấn thương, do đó thường được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai thừa cân, béo phì
  • Đạp xe đạp cố định: tập xe đạp cố định giúp giảm nguy cơ xảy ra chấn thương khi lái xe trên đường
  • Yoga: giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể, giảm căng thẳng, tăng cường sức cơ và cải thiện hô hấp, có nhiều bài yoga tập thể dục cho mẹ bầu được thiết kế riêng cho các mẹ.
Các Bài Tập Thể Dục Cho Mẹ Bầu An Toàn
Các bài tập thể dục cho mẹ bầu an toàn

Cường độ tập như thế nào

  • Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình. Để tạo thói quen, bạn nên duy trì mỗi ngày 30 phút.
  • Nếu bạn có thói quen tập luyện trước khi mang thai, thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, có nên tiếp tục luyện tập như trước hay không
  • Nếu bạn chưa quen với việc luyện tập thì nên bắt đầu từ từ và tăng dần, có thể ban đầu 5 phút sau đó tăng dần thời gian mỗi lần 5 phút cho đến khi đạt 30 phút

Các dấu hiệu cảnh báo nên dừng tập luyện

  • Xuất huyết âm đạo hoặc vỡ ối
  • Xuất hiện cơn gò tử cung
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Yếu cơ
  • Phù hoặc sưng đau bắp chân

Thường xuyên đưa bé đến phòng khám nhi tốt ở Đà Nẵng để các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ và đưa ra các phương pháp chăm sóc sức khỏe trong thời gian thai kỳ tốt nhất.
Tham khảo: Mayo Clinic
Tham khảo: Acog
#pasteurclinic
#taptheduc
#phunumangthai