TÁC HẠI CỦA THÓI QUEN ĂN MẶN

Thói quen ăn mặn có thể gây ra những hậu quả khó lường đối sức khỏe, đặc biệt là các bộ phận bên trong cơ thể như thận, não, xương, tim mạch…

Theo thống kê, hầu hết người dân ở Hoa Kỳ tiêu thụ lượng muối natri nhiều hơn rất nhiều so với lượng muối natri được khuyến cáo từ chuyên gia sức khỏe, và điều đó dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng về sức khỏe.

Một muỗng cà phê muối, chứa 2 nguyên tố Natri và Clo, trong đó có 2,325 mg muối Natri, nhiều hơn một chút so với giới hạn lượng muối Natri được phép tiêu thụ hằng ngày là 2300mg. Người dân Hoa Kỳ sử dụng trung bình khoảng 3,400 mg muối natri một ngày.

Giữ thói quen ăn mặn gây dư thừa muối Natri khi ở trong cơ thể?

Khi bạn ăn mặn với những thực phẩm giàu natri, lượng natri dư thừa sẽ được giải phóng vào máu. Cơ thể cần một lượng muối Natri để duy trì các hoạt động bình thường diễn bên trong. Muối Natri đóng một vai trò quan trọng:

  • Cân bằng lượng dịch trong cơ thể
  • Cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh và hệ cơ

Thận đảm nhiệm chức năng duy trì sự cân bằng muối natri trong cơ thể. Khi hàm lượng muối natri thấp, thận sẽ giữ lại và tăng cường tái hấp thu, ngược lại khi ngưng ăn mặn hàm lượng muối natri cao, thận sẽ đào thải chúng qua nước tiểu.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Gastroenterology của Mỹ cho thấy tình trạng đầy hơi (được đặc trưng bởi sự tích tụ khí và khó chịu trong dạ dày) thường xảy ra phổ biến hơn ở những người ăn chế độ ăn mặn

Nếu thận không thể đào thải hết lượng muối Natri dư thừa ra khỏi cơ thể, chúng sẽ tăng lên trong máu. Muỗi Natri sẽ giữ nước và làm cho thể tích máu trong cơ thể tăng lên. Tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, đồng thời làm tăng huyết áp. Theo thời gian, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và thận.Tác Hại Của Thói Quen Ăn Mặn

Cần làm gì để cắt giảm lượng Muối Natri, thay đổi thói quen ăn mặn trong khẩu phần ăn hằng ngày?

  • Nên ăn nhiều các loại thực phẩm tươi sống: Hầu hết các loại trái cây và rau xanh chứa hàm lượng muối natri thấp. Thịt tươi cũng chứa ít muối natri hơn so với các loại thịt đã qua chế biến như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, dăm bông…
  • Lựa chọn các loại thực phẩm ít muối natri: Khi mua các sản phẩm đã qua chế biến, bạn nên xem kỹ thành phần và hàm lượng muối natri được ghi trên nhãn bao bì.
  • Tự chế biến thức ăn tại nhà: Các món ăn chế biến sẵn hoặc nhà hàng có thể có hàm lượng muối natri cao hơn giới hạn cho phép trong ngày.
  • Hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn muối ăn ra khỏi công thức nấu ăn, đặc biệt là chế độ ăn cho những người đang mắc bệnh lý tăng huyết áp hoặc các bệnh lý tim mạch khác.
  • Có thể thay muối bằng các loại gia vị hoặc hương liệu khác trong khi nấu ăn.

Một số điều cần biết khi kiểm tra thành phần muối natri trong các sản phẩm đã qua chế biến

Sau đây là một số thông số thường được ghi trên bao bì sản phẩm:

  • Không có Natri hoặc không có muối (Sodium-free or salt-free): sản phẩm này chứa ít hơn 5mg Natri
  • Natri rất thấp (Very low sodium): mỗi sản phẩm chứa 35 mg Natri hoặc thấp hơn.
  • Natri thấp (Low sodium): mỗi sản phẩm chứa 140 mg Natri hoặc thấp hơn.
  • Giảm hoặc ít Natri (Reduced or less sodium): sản phẩm này chứa ít hơn ít nhất 25% lượng natri so với các sản phẩm tương tự.
  • Lite or light in sodium: sản phẩm này đã giảm ít nhất 50% natri so với các sản phẩm thông thường.
  • Không tẩm muối hoặc không thêm muối (Unsalted or no salt added): không thêm muối trong quá trình chế biến sản phẩm. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thông tin này nhưng vẫn chứa natri vì mốt số thành phần khác có thể có chứa natri.

Tham khảo: Wikipedia

#pasteurclinic