NGUYÊN NHÂN CỦA CHẢY MÁU KINH NHIỀU

Tình Trạng Của Chảy Máu Kinh Nguyệt Nhiều

Lượng máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường liên quan đến một vấn đề sức sức khỏe cần được quan tâm. Khoảng 1/3 nữ giới gặp phải tình trạng này và muốn tìm cách để cải thiện. Hãy trao đổi với bác sĩ Sản phụ khoa của bạn để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất.

Khi nào chảy máu kinh nguyệt gọi là nhiều?

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Bạn phải đổi băng vệ sinh vì lượng máu mất nhiều trong vòng 1 giờ, đặc biệt khi tình trạng này kéo dài
  • Bạn cần đeo nhiều miếng lót băng vệ sinh một lúc vì lượng máu mất ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn
  • Bạn phải thay băng vệ sinh trong đêm
  • Bạn phát hiện cục máu đông lớn chiếm 1/4 lượng máu kinh nguyệt hoặc nhiều hơn
    Tình Trạng Của Chảy Máu Kinh Nguyệt Nhiều
    Nguyên nhân của tình trạng chảy máu kinh nguyệt nhiều

Đâu là nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nhiều?

  • U xơ tử cung
  • Polyp tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Rối loạn đông máu
  • Sử dụng thuốc chống đông và Aspirin có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều
  • Đặt dụng cụ tránh thai
  • Ung thư nội mạc tử cung. Ung thư nội mạc tử cung đa số gặp ở phụ nữ sau 60 tuổi đã mãn kinh
  • Ngoài ra, thai ngoài tử cung, sảy thai, viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease) …cũng có thể gây chảy máu vùng âm đạo nhiều

Những xét nghiệm nào giúp hỗ trợ chẩn đoán khi chảy máu kinh nguyệt nhiều?

Bác sĩ Sản phụ khoa của bạn sẽ thăm khám và hỏi những vấn đề sức khỏe của bạn bao gồm: các bệnh lý đang có, thuốc, tiền sử thai nghén cũng như phương pháp ngừa thai…Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như:

  • Siêu âm
  • Nội soi tử cung
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung (Sonohysterography – SIS)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Điều trị tình trạng chảy máu kinh nguyệt nhiều

Nếu việc sử dụng thuốc không thể giải quyết được vấn đề, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến phẫu thuật:

  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): Được sử dụng để điều trị u xơ tử cung. Khi thực hiện UAE, các mạch máu đến tử cung bị chặn lại, điều này ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho u xơ phát triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung: Nhằm cắt bỏ khối u xơ mà không ảnh hưởng đến tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung
  • Cắt tử cung: Là phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn. Phẫu thuật này được sử dụng để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung, khi các lựa chọn khác đã thất bại hoặc không còn phương án nào khác. Cắt tử cung cũng được sử dụng để điều trị ung thư nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ tử cung, người phụ nữ mất đi khả năng mang thai và sẽ không còn kinh nguyệt nữa.
  • Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề về rụng trứng, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang và u xơ, thường có thể kiểm soát bằng một số thuốc nhóm nội tiết tố. Các thuốc này có thể làm giảm lượng máu kinh nguyệt, giúp cho chu kỳ kinh đều đặn hơn, hoặc thậm chí cầm máu hoàn toàn.

Khi nhận thấy triệu chứng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, chị em phụ nữ không nên chủ quan mà phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay lập tức. Bởi đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe chung của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

Tham khảo: Wikipedia

Khi có các dấu hiệu bất thường về Sản phụ khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.