Lồng ruột ở trẻ là gì?
Bệnh lồng ruột ở trẻ là một bệnh lý nghiêm trọng đối . Đây là hiện tượng một đoạn ruột bên trên chui vào lòng đoạn ruột kề cận bên dưới, làm tắc nghẽn đường tiêu hoá của trẻ. Khi các đoạn ruột lồng vào nhau, các mạch máu cũng cuốn vào theo. Hậu quả bệnh lồng ruột gây tắc nghẽn mạch máu, gây chảy máu và tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ như hoại tử ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lồng ruột ở trẻ
Trẻ bị lồng ruột có nguy cơ cao như thế nào?
- Lồng ruột ở trẻ là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng co bóp và tắc nghẽn ruột ở trẻ nhũ nhi
- Bệnh lồng ruột thường xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái. Lồng ruột ở trẻ nam chiếm tỷ lệ từ 2:1 hoặc 3:2
- Lồng ruột ở trẻ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên theo thống kê có khoảng 75% trường hợp xảy ra trong vòng 2 năm đầu sau sinh. Trong đó, bệnh thường tập trung ở trẻ dưới 1 tuổi đang trong quá trình bú sữa chuyển qua ăn dặm. 90% trường hợp dưới 3 tuổi, khoảng 40% trường hợp lồng ruột ở độ tuổi 3-9 tháng
- Tần số lồng ruột ở trẻ thay đổi theo mùa, thường liên quan đến những đợt nhiễm siêu vi đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Trường hợp nhiễm siêu vi có liên quan đến bệnh lồng ruột gặp khoảng 20%
- Chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối liên quan giữa chế độ ăn và bệnh lồng ruột. Tuy nhiên, bệnh lồng ruột thường thấy ở trẻ bụ bẫm, hiếm khi thấy ở những trẻ suy dinh dưỡng
Những loại lồng ruột ở trẻ mà bạn nên biết
Lồng ruột ở trẻ được chia thành 2 loại, bao gồm lồng ruột không có nguyên nhân trước đó (còn gọi là lồng ruột nguyên phát hay vô căn) và lồng ruột có nguyên nhân khởi phát trước đó (còn gọi là lồng ruột thứ phát)
- Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lồng ruột nguyên phát là do nhiễm Adenovirus ở trẻ 2 tuổi, nhiễm Rotavirus ở trẻ dưới 2 tuổi gặp trong 50% các trường hợp lồng ruột ở trẻ
- Lồng ruột thứ phát do các nguyên nhân khởi phát lồng ruột trước đó thường gặp như các túi thừa ở ruột, polyp lòng ruột, bướu máu, dị vật đường tiêu hóa, u lympho, Henoch-Schonlein…
Cách nhận biết triệu chứng lồng ruột ở trẻ
Đối với trẻ, các triệu chứng lồng ruột điển hình thường gặp như:
- Trẻ bị lồng ruột thường xuất hiện các cơn đau bụng đột ngột, khiến trẻ khóc thét dữ dội. Trẻ bị lồng ruột có thể bỏ bú, bỏ chơi khi lên cơn đau bụng
- Trẻ bị lồng ruột thường nôn ói, lúc đầu trẻ sẽ nôn sớm ra sữa và thức ăn mới. Về sau bệnh sẽ khiến trẻ nôn ra các dịch xanh, dịch vàng là thức ăn đã tiêu hoá có chứa dịch mật
- Trẻ đang khỏe mạnh, đột nhiên khóc thét, 2 chân co lên bụng, ưỡn người (gặp khoảng 85%). Mỗi cơn khóc do triệu chứng lồng ruột gây đau kéo dài 5-10 phút, trong cơn đau trẻ tái nhợt, vã mồ hôi. Giữa cơn đau, trẻ mệt, thiếp đi và bỏ bú
- Trẻ bị lồng ruột thường có triệu chứng đi đại tiện phân ra máu thường xảy ra sau 12h sau cơn đau đầu tiên. Phân trẻ bị lồng ruột có màu đỏ máu, màu xanh và đi kèm chất nhầy
Cách giúp bạn xử trị lồng ruột ở trẻ
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng lồng ruột như trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, nếu chậm trễ sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
#pasteurclinic #children #longruot #longruototre #benhlongruot
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng