Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là gì? như thế nào…. Đó hầu như là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc cũng như bệnh nhân đang tò mò cũng như thắc mắc hiện nay… Ở bài viết sau đây BS CKII Nguyễn Hữu Hòa tại phòng khám đa khoa Pasteur sẽ nêu rõ 1 số vấn đề liên quan như sau.
- Hệ miễn dịch gồm có những bộ phận nào và có chức năng gì?
- Có vai trò cụ thể như thế nào trong bảo vệ cơ thể bạn không bị ung thư và Khi ung thư xảy ra thì hệ miễn dịch đã gặp vấn đề gì?
- Các loại điều trị của liệu pháp miễn dịch?
- Các thuốc đang áp dụng?
- Các thuốc đang thử nghiệm?
- Sự khác biệt giữa liệu pháp miễn dịch và hoá trị?
- Các bệnh đã áp dụng có hiệu quả: bệnh nào, giai đoạn mấy, đặc điểm miễn dịch, mức độ hiệu quả: đáp ứng, tái phát, sống còn
- Chi phí?
- Tác dụng phụ?
- Giải Nobel Y học về liệu pháp miễn dịch có ý nghĩa như thế nào trong lãnh vực điều trị ung thư?
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
1/ Hệ miễn dịch gồm có những bộ phận nào và có chức năng gì?
Hệ miễn dịch tự nhiên/bẩm sinh bao gồm:
- Da, niêm mạc: đường hô hấp, tiêu hoá
- acid dạ dày, vi trùng thường trú ở ruột
- lông chuyển và chất nhày, lưu lượng nước tiểu
- bạch cầu đa nhân trung tính
- Chức năng: ngăn cản xâm nhập tác nhân gây bệnh.
Hệ miễn dịch mắc phải gồm tủy xương, tuyến ức, lách, hạch bạch huyết, mô bạch huyết dưới niêm mạc tiêu hóa chứa các tế bào lympho B, T, tế bào giết tự nhiên (Natural killer cell, NKC): chống nhiễm trùng (virus, vi trùng, ký sinh trùng, nấm), độc tố, tiêu diệt tế bào bất thường (tế bào ung thư, tế bào ghép)
Không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng chiến thắng được các tác nhân gây bệnh, nhất là khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc rối loạn. Khi suy yếu sẽ dẫn đến bệnh nhiễm trùng, bệnh ung thư, khi rối loạn sẽ dẫn đến bệnh dị ứng, bệnh tự miễn (tiểu đường, viêm khớp, cường giáp, viêm giáp…).
Hiện nay, các hệ cơ quan trong cơ thể con người đang bị đe dọa nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, do chế độ ăn chưa hợp lý và chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do chúng ta chưa kết hợp nghỉ ngơi và làm việc đúng mức. Khi các tác nhân gây bệnh như virus, vi trùng, ký sinh trùng, các chất hóa học… trong môi trường sống, trong thực phẩm vượt qua hàng rào tự nhiên như da, niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục…thì hệ miễn dịch sẽ loại bỏ các tác nhân này, bảo vệ cơ thể.
2/ Có vai trò cụ thể như thế nào trong bảo vệ cơ thể bạn không bị ung thư và và Khi ung thư xảy ra thì hệ miễn dịch đã gặp vấn đề gì?
+ Tế bào ung thư xuất hiện khi có nhiều đột biến ADN liên tiếp xảy ra. Khi có sẽ có hiện tượng sửa chữa các đột biến này, nếu thành công thì ung thư không xảy ra.
+ Quá trình trên không phải lúc nào cũng xảy ra được, ADN đột biến không được sửa chữa dẫn đến tế bào mang ADN đột biến tồn tại và trở thành tế bào ung thư, tức tế bào lạ đối với cơ thể.
+ Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ nhận diện tế bào ung thư này, rồi tiêu diệt chúng theo cơ chế chết theo lập trình và ung thư không xảy ra.
Cơ chế của hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư
Các tế bào của hệ miễn dịch tiêu diệt ung thư:
- Tế bào B tiết ra kháng thể
- Tế bào T gây độc tế bào
- Tế bào giết giết tự nhiên NKC
Cơ chế
Khi ung thư xảy ra thì hệ miễn dịch đã gặp vấn đề gì?
– Điều gì đã xảy ra với hệ miễn dịch khi ung thư xuất hiện
- Các tế bào ung thư đã khóa đáp ứng miễn dịch làm cho các tế bào miễn dịch không tấn công được chúng:
- Tế bào ung thư khóa điểm kiểm soát miễn dịch
– Khi ung thư xảy ra ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch
Ở bệnh nhân ung thư thường hệ miễn dịch cũng bị suy yếu
+ Suy yếu do chính ung thư của hệ miễn dịch nếu có (lymphoma, leucemia)
+ Do điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị)
+ Ung thư ảnh hưởng lên tủy xương (di căn)
- Tất cả các loại ung thư đều ảnh hưởng lên hệ miễn dịch
3/ Các loại điều trị của liệu pháp miễn dịch?
Liệu pháp miễn dịch còn gọi là điều điều trị sinh học (biologic) nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư.
Liệu pháp miễn dịch
- Sử dụng các chất tạo ra bởi cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm để cải thiện hoặc phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch.
- Liệu pháp miễn dịch chống lại ung thư bằng các cơ chế:
+ Làm ngưng hoặc chậm lại sự tăng trưởng tế bào
+ Làm chậm di căn đến các phần khác của cơ thể
+ Giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp miễn dịch gồm các loại chia 2 nhóm: đặc hiệu và không đặc hiệu
- Không đặc hiệu (Non-specific immunotherapies)
- Đặc hiệu: phụ thuộc vào loại đột biến không phụ thuộc loại ung thư
+ Kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibodies)
+ Liệu pháp virus ly giải bướu (Oncolytic virus therapy)
+ Liệu pháp tế bào T (T-cell therapy)
+ Vaccine ung thư (Cancer vaccines)
A. Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu giúp hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
- Phần lớn được cho sau hoặc cùng lúc với các điều trị khác như hóa trị và hoặc xạ trị.
- Một số liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu là điều trị chính
Có 3 liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu phổ biến:
– Interferons: Interferons giúp hệ miễn dịch chống ung thư và có thể làm chậm tăng trưởng các tế bào ung thư.
- Một loại interferon phổ biến, được tạo ra trong phòng thí nghiệm là interferon alpha (Roferon-A (2a), Intron A (2b), Alferon (2a))
- Tác dụng phụ của interferon bao gồm các triệu chứng giống như cúm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, phát ban, tóc mỏng.
– Interleukins. Interleukin giúp hệ thống miễn dịch sản xuất ra các tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
- Một Interleukin được tạo ra trong phòng thí nghiệm, interleukin-2, IL-2, hay aldesleukin (Proleukin): điều trị ung thư thận, melanoma da .
- Tác dụng phụ phổ biến của IL-2 bao gồm tăng cân, hạ huyết áp, một số người có các triệu chứng giống như cúm.
– BCG trong ung thư bàng quang
B. Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu
1. Monoclonal antibodies (MA)
Khi hệ miễn dịch phát hiện yếu tố hây hại, chẳng hạn như nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ tạo một loại protein, gọi là ra kháng thể, để chống lại nhiễm trùng. Tương tự, kháng thể đơn dòng là một loại protein đặc hiệu được tạo ra trong phòng thí nghiệm để chống lại ung thư theo những cách khác nhau:
Trong điều trị trúng đích: MAb ức chế (to block) protein bất thường trên tế bào ung thư.
Trong điều trị miễn dịch:
- Mab gắn (to attach) với protein đặc hiệu trên các tế bào ung thư, tức đánh dấu (flag) để hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt chúng.
- Mab gải phóng (mở khóa) những điểm bị kiểm hãm (bị khóa) trong hệ miễn dịch để hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
§ Các điểm như PD-1/PD-L1 và CTLA-4, gọi là những điểm kiểm soát miễn dịch (immune checkpoint), rất quan trọng để hệ miễn dịch kiểm soát tăng trưởng ung thư (tăng sinh số lượng và trưởng thành).
§ Nhiều loại ung thư tác động vào những điểm này để thoát khỏi hệ thống miễn dịch
§ Hệ thống miễn dịch chống lại ung thư bằng cách ức chế những điểm này bằng các kháng thể đặc hiệu gọi là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (immune checkpoint inhibitors)
§ Một số thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: Ipilimumab (Yervoy), Nivolumab (Opdivo), Pembrolizumab (Keytruda), Atezolizumab (Tecentriq), Avelumab (Bavencio), Durvalumab (Imfinzi)
– Tác dụng phụ của Mab tùy thuộc vào cơ chế của thuốc điều trị, có sự khác nhau giữa điều trị trúng đích và điều trị miễn dịch.
- Tác dụng phụ của thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch tương tự phản ứng dị ứng.
2. Liệu pháp virus ly giải bướu
Liệu pháp virus ly giải bướu sử dụng virus biến đổi gen để tiêu diệt tế bào ung thư.
+ Đầu tiên, bác sĩ tiêm virus vào bướu.
+ Sau đó, virus đi vào các tế bào ung thư và tạo ra các bản sao của chính nó
+ Kết quả tế bào vỡ ra và chết.
+ Khi tế bào chết, chúng phòng thích ra các chất đặc hiệu gọi là kháng nguyên. Kháng nguyên này kích thích hệ thống miễn dịch nhắm vào tất cả các tế bào ung thư trong cơ thể có cùng kháng nguyên như vậy.
+ Virus không xâm nhập vào tế bào khỏe mạnh.
Năm 2015, FDA Mỹ, chấp thuận liệu pháp ly giải bướu đầu tiên để điều trị melanoma.
+ Virus được sử dụng là Talimogene Laherparepvec (Imlygic), hay T-VEC
+ Đây là virus biến đổi gen của virus Herpes Simplex gây bệnh mụn nước.
+ Bác sĩ tiêm trực tiếp T-VEC vào vùng melanoma mà phẫu thuật viên không thể cắt bỏ.
+ Bệnh nhân nhận hàng loạt mũi tiêm cho đến khi không còn vùng melanoma nào để lại.
+ Tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, các triệu chứng giống như cúm và đau vị trí tiêm.
Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các virus khác cho các loại ung thư khác nhau trong thử nghiệm lâm sàng. Họ cũng đang thử nghiệm virus kết hợp với các điều trị khác, như hóa trị chẳng hạn.
3. Liệu pháp tế bào T
Tế bào T là những tế bào miễn dịch chống nhiễm trùng.
Trong liệu pháp tế bào T (liệu pháp nuôi dưỡng tb T, Adoptive Cell Therapy ACT):
- Một số tế bào T được lấy khỏi máu của bệnh nhân
- Sau đó, các tế bào được làm thay đổi trong phòng thí nghiệm để chúng những protein đặc hiệu, gọi là các thụ thể (receptor).
- Các thụ thể này cho phép các tế bào T đó nhận biết tế bào ung thư cùa bệnh nhân.
- Các tế bào T đã biến đổi tăng sinh thành số lượng lớn trong phòng thí nghiệm và tiêm trở lại vào cơ thể bệnh nhân. Chúng tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư
- Loại điều trị này gọi là liệu pháp tế bào T chimeric antigen receptor (CAR-T)
Sử dụng các tế bào T trong liệu pháp CAR rất hiệu quả trong điều trị một số loại ung thư máu.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu cách này và những cách khác nữa trong việc biến đổi tế bào T để điều trị ung thư.
4. Vaccines ung thư
Vaccine là phương pháp được sử dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vaccine ung thư giúp hệ thống miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên. Việc này giúp hệ thống miễn dịch ghi nhận và phá hủy các kháng nguyên đó và các chất liên quan.
Có hai loại vaccine:
- Vaccine phòng ngừa
- Vaccine điều trị: Sipuleucell approved trong L TTL di căn xa
2010, FDA capproved the first cancer vaccine, sipuleucel-T, for castration-resistant prostate cancer.
Hai liệu pháp phát triển mạnh nhất hiện nay là:
- Ức chế điểm kiểm soát miễn dịch
- Liệu pháp tế bào T
4/ Các thuốc đang áp dụng đã được approved
Các ung thư có áp dụng lâm sàng bằng liệu pháp miễn dịch
Ung thư | Thuốc | |
Phổi không phải tế bào nhỏ | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) Duralumab (PD-L1, Imfinzi) Nivolumab (PD-1, Opdivo) Atezolizumab (PD-L1, Tecentriq) | |
Carcinoma tế bào gai H&N | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) Nivolumab (PD-1, Opdivo) | |
K đại trực tràng | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) Nivolumab (PD-1, Opdivo) Ipilimumab (CTLA-4, Yervoy) | |
K dạ dày | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) | |
K cổ tử cung | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) | |
Thận | Nivolumab (PD-1, Opdivo) Ipilimumab (CTLA-4, Yervoy) | |
Carcinoma biểu mô đường niệu Bàng quang | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) Duralumab (PD-L1, Imfinzi) Nivolumab (PD-1, Opdivo) Atezolizumab (PD-L1, Tecentriq) | |
Ung thư hắc tố | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) Nivolumab (PD-1, Opdivo) Ipilimumab (CTLA-4, Yervoy) | |
Lymphoma NH | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) | |
Lymphoma Hodgkin | Pembroluzimab (PD-1, Keytruda) Nivolumab (PD-1, Opdivo) | |
Ung thư gan | Nivolumab (PD-1, Opdivo) | |
Merkel cell carcinoma | Avelumab (PD-L1, Bavencio) |
a/ Ung thư phổi
Pembroluzimab (Keytruda): Liệu pháp miễn dịch hiện nay đã áp dụng cho ung thư phổi giai đoạn trễ PD 1 dương tính
Loại ung thư | Đặc điểm sinh học | Thuốc | Hiệu quả | Chi phí |
K phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IVB | PD-1 + và –/không biết với EGFR, ALK, ROS1, BRAF | Pembroluzimab (Keytruda) | PFS 10,3 vs 6. |
KẾT QUẢ | KEYTRUDA | HÓA TRỊ |
Bướu có nhỏ đi | 44,8% | 27,8% |
Bướu tan hoàn toàn | 4% | 1% |
Thời gian kéo dài đáp ứng | 1,9 tháng – 14,5 tháng | 2,1 tháng-12,6 tháng |
Còn sống lúc 6 tháng | 80,2% | 72,4% |
Thời gian sống bệnh không phát triển | 10,3 tháng | 6 tháng |
Tác dụng phụ chung | 73,4% | 90% |
Tác dụng phụ độ 3-4-5 | 26,6% | 53,3% |
Duralumab (IMFINZI) :, ức chế PD-L1
- Điều trị duy trì giai đoạn IIIA-IIIB sau hóa trị
Sự khác biệt giữa liệu pháp miễn dịch và hoá trị?
Đặc điểm | Hóa trị | Miễn dịch |
Giai đoạn | Giai đoạn sớm/trễ | Trễ |
Loại ung thư | Hầu hết các loại ung thư | Một số |
Hiệu quả | + | ++ |
Tác dụng phụ | ++ | + |
Tiêu diệt tế bào lành | + | – |
Chi phí | + | +++ |
5/ Hiệu quả của LPMD khi áp dụng lâm sàng/thử nghiệm
Các trường hợp khỏi bệnh trên thế giới
1. TN công bố 6/18: Mrs. Nữ 49t K vú di căn gan và trung thất thất bại với hóa trị: ACT đáp ứng hoàn toàn toàn kéo dài sau 14 tháng và kéo dài 22 tháng cho đến nay
2. Gần đây nhất nghiên cứu công bố: Pembrolizumab/melanoma di căn giai đoạn IV: 16%#105/655 đáp ứng hoàn toàn tan hết bướu và hơn 90# 91% kéo dài hết bệnh trong 2 năm.
3. 9/18 Bn năm 69 tuổi bị sarcccomatoid thận gđ IV: tan hoàn toàn kéo dài 2,5 năm bằng ức chế checkpoint.
4. 1bn Ung thư thận thất bại với TKIs/nhiều bn khác nữa: đáp ứng hoàn toàn với nivolumab/Opido
6/ Chi phí
– Ở nước ta, Pembrolizumab
- Được cấp phép sử dụng trong thực hành lâm sàng cuối 2017
- Đang được sử dụng ở một số bệnh viện.
- Chi phí cho một chu kì điều trị lớn, khoảng 60- 120 triệu đồng và chưa được Bảo hiểm Y tế chi trả.
- Mỗi 3 tuần X 35 chu kỳ /2 năm, nếu tiến triển/ tác dụng phụ nặng thì ngưng # 2,1 – 4,2 tỉ/ ung thư phổi
7/ Tác dụng phụ?
Điều trị trị ức chế điểm kiểm soát miễn dịch
Các tác dụng phụ thường gặp:
Phổ biến nhưng có thể không xảy ra ở tất cả mọi người hoặc tất cả các loại điều trị miễn dịch
- Mệt mỏi, sốt, sụt cân, ngứa
- Khó ngủ hoặc ngắn nhức đầu
- Thở ngắn,
- Không thèm ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Phát ban, mụn nước < 10% cơ thể
Các tác dụng phụ nặng: có thể đe dọa sinh mạng, xảy ra ngay hoặc sau 2 năm
- Viêm phổi: ho mới/ho nặng thêm, thở ngắn, đau ngực
- Viêm gan: vàng da,đau hạ sườn P, buồn nôn và nôn nặng, lơ mơ, nước tiểu như nước trà, xuất huyết hay bầm máu, cảm giác no
- Viêm đại tràng: đau bụng và ấn đau, tiêu chảy, đi cầu ra máu hoặc phân đen, phân nhày
- Viêm não, rối loạn nội tiết (tuyến giáp, tuyến yên, thượng thận), thận, da, mắt, nhiễm trùng nặng, phản ứng tiêm truyền.
Mời bạn đọc xem thêm 1 số bài viết liên quan khác:
- Ung thư nên điều trị bằng phương pháp nào?
- Ghép tủy trong điều trị ung thư? bạn biết gì
- Khi nào thì cần điều trị bướu cổ
- Dinh dưỡng và các hoạt động thể chất cho bệnh nhân ung thư
8/ Do đó, để chúng ta có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Cần tăng cường sức khỏe tổng quát
- Như ăn nhiều rau quả, ít mỡ bão hòa (thịt mỡ)
- Không hút thuốc, uống ít rượu bia (nếu có)
- Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ, duy trì cân nặng
- Kiểm soát huyết áp
- Tránh nhiễm khuẩn như rửa tay và nấu thịt chín
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch
- Chích ngừa phòng các bệnh do nhiễm trùng (lao, viêm gan siêu vi, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, bại liệt, … )
- Bổ sung các vitamin như A, B2, B6, C, D, E, kẽm Zn, selenium Se.
9/ Giải Nobel Y học về liệu pháp miễn dịch có ý nghĩa như thế nào trong lãnh vực điều trị ung thư?
Giải Nobel y học 2018 về miễn dịch cho hai nghiên cứu tìm ra ICP CTLA4 và PD-1 mở đặt tiền đề chọ LPMD, đã có nhiều nghiên cứu thành thành công và nhiều thuốc đã được approved.
10/ Nghiên cứu hiện nay và hứa hẹn tương lai
– Trong những năm gần đây, có những ung thư trễ tại chỗ tại vùng hoặc di căn xa trước đây được xem là không thể chữa lành, nay một số đã tan hết bướu và kéo dài.
– Hiện nay có 6 LPMD được approved
- Hàng trăm điều trị mới và đầy hứa hẹn đang thử nghiệm lâm sàng
– 3-6% bệnh nhân được chọn để thử nghiệm LS
- Hơn 90% bị bở qua không được cứu vớt bằng những điều trị mới này.
– Nhiều bn lo ngại do dự tham gia thử nghiệm sợ bị tác dụng phụ hoặc xấu hơn so với điều trị qui ước. LPMD nói chung an toàn hơn như không nôn ói, không rụng tóc.
– LPMD là pp hoàn toàn mới (bắt đầu áp dụng 2011), bn tham gia thử nghiệm có cơ hội thành công thuyên giảm bệnh, và giúp phát triển phương pháp mới và đem lại nhiều LPMD cho các bệnh nhân trong tương lại
11/ Tại sao chưa thay thế được cho các liệu pháp tiêu chuẩn từ lâu đời như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị?
- Giống như hóa trị: bắt đầu từ bệnh nhân giai đoạntrễ
- Thử nghiệm thành công ở giai đoạn trễ/di căn xa: bước đầu
- BN giai đoạn sớm tự nguyện tham gia thử nghiệm?
……
Như vậy bài viết trên đây BS CKII Nguyễn Hữu Hòa đã chia sẻ cho bạn đọc về Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư để các bạn có thêm thông tin kiến thức đầy đủ hơn.. Ngoài ra nếu cần tư vấn, hỗ trợ cũng như trao đổi và thăm khám các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám ung bướu của đa khoa Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích đầy đủ hơn…
Chúc các bạn có 1 sức khỏe tốt nhất!
BS CKII Nguyễn Hữu Hòa
Phòng khám đa khoa Pasteur
+ Địa chỉ: Lô 19 – Nguyễn Tường Phổ – Hòa Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng
+ Hotline: 02363811868 (gọi tư vấn + đặt lịch hẹn)