Khi nào nên cắt amidan (có hoặc không nạo V.A kèm theo) có 5 nhóm chỉ định chính như sau
1. NGƯNG THỞ LÚC NGỦ DO TẮC NGHẼN:
Ngưng thở lúc ngủ do quá phát V.A/amidan là chỉ định gần như chắc chắn của phẫu thuật. Những cơn ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới những biến cố tim mạch, giảm khả năng nhận thức, học tập … thậm chí đột tử khi ngủ.
Việc chỉ định phẫu thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố: lứa tuổi, có hay không các vấn đề y khoa kèm theo, biểu hiện lâm sàng, độ nặng của cơn ngưng thở, yếu tố tâm lí gia đình…
2. NHIỄM TRÙNG VÙNG HỌNG TÁI ĐI TÁI LẠI
Lợi ích của việc cắt amidan và/ hoặc nạo V.A trong trường hợp nhiễm trùng họng tái đi tái lại (viêm amidan, viêm họng, viêm họng + amidan) phụ thuộc vào tần suất và mức độ nặng của những đợt nhiễm trùng trước đó.
2a. Nhiễm trùng nặng tái đi tái lại
Chúng tôi gợi ý có thể cắt amidan và/ hoặc nạo V.A cho những trẻ nhiễm trùng vùng họng NẶNG tái đi tái lại ≥ 7 lần / năm hoặc ≥ 5 lần / năm trong 2 năm liên tục hoặc ≥ 3 lần / năm trong 3 năm liên tục. Trong đó mỗi đợt đáp ứng với ít nhất 1 trong các tiêu chí sau thì coi là nặng( mức độ chứng cớ 2B):
- Sốt (đo ở miệng) trên 38.3 độ C
- Sưng hạch cổ (trên 2 cm)
- Amidan có mủ
- Cấy họng dương tính với liên cầu nhóm A
Tuy nhiên chỉ định này là tương đối , và nên nhớ rằng khi đứa trẻ lớn dần lên , số lần nhiễm trùng cũng sẽ giảm dần. Bác sĩ nên cân nhắc nguy cơ- lợi ích và thảo luận kĩ với phụ huynh trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật.
2b. Nhiễm trùng nhẹ hay trung bình tái diễn nhiều lần
Chúng tôi không khuyến cáo phẫu thuật với những trường hợp nhiễm trùng vùng họng mức độ nhẹ đến trung bình (mức độ chứng cớ 2B). Tuy nhiên với những trường hợp viêm amidan do liên cầu khuẩn tái đi tái lại hoặc có 1 hay nhiều yếu tố dưới đây thì cắt amidan có vẻ hợp lý:
- Không dung nạp hay dị ứng với nhiều kháng sinh dùng để điều trị liên cầu
- Áp xe quanh amidan
- Tiền sử bệnh thấp tim
3. HỘI CHỨNG PFAPA
Hội chứng này bao gồm chứng sốt theo chu kì + Loét áp tơ + viêm họng + viêm hạch cổ. Chỉ định cắt amidan trong hội chứng này cần cân nhắc và thảo luận kĩ vì hội chứng này bản chất là lành tính.
4. ÁP XE QUANH AMIDAN
Cắt amidan cũng có thể được chỉ định ở những trẻ bị áp xe quanh amidan và có tắc nghẽn đường hô hấp trên đáng kể hay viêm nhiễm vùng họng tái đi tái lại
5. MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH CẮT AMIDAN
Dù bằng chứng chưa đủ nhưng những tình huống sau có thể cân nhắc cắt amidan:
– Amidan phì đại quá to , khiến đứa bé khó nuốt, ăn uống khó khăn
– Amidan phì đại quá to ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ
– Khối u ác tính hay nghi ngờ ác tính của amidan
– Chứng hôi miệng, chữa các biện pháp khác đều không cải thiện
– Chảy máu khó cầm từ các mạch máu của amidan
– Trẻ mang vi khuẩn liên cầu mạn ở vùng hầu họng và có bệnh thấp tim
– Viêm amidan mạn không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
Nguồn tham khảo
1. Bài viết khoa học:
- Phẫu thuật cắt amidan cho trẻ em: Chỉ định và cách thực hiện: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/phau-thuat-cat-amidan-dien-ra-nao/
- Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-nao-nen-nao-va-va-cat-amidan-cho-tre/
- 5 dấu hiệu cảnh báo cần cắt amidan cho trẻ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/phau-thuat-cat-amidan-dien-ra-nao/
- Cắt amidan ở trẻ em: Những thông tin cần biết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/phau-thuat-cat-amidan-dien-ra-nao/
2. Sách chuyên ngành:
- Sách giáo khoa Tai Mũi Họng Nhi khoa (tác giả: PGS.TS.BS. Lê Văn Thanh, PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Minh Thư)
- Sách chẩn đoán và điều trị Tai Mũi Họng (tác giả: PGS.TS.BS. Nguyễn Hữu Toàn)
Lưu ý:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về việc cắt amidan cho trẻ.
- Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các nguồn sau:
- Viêm amidan là gì? Khi nào cần cắt Amidan cho người bị viêm
- VIÊM TAI GIỮA CẤP TÁI PHÁT CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM KHÔNG?
- PHÌ ĐẠI V.A Ở TRẺ NHỎ
- TÌNH TRẠNG AMIDAN SƯNG TO Ở TRẺ CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH
- Phòng khám đa khoa Pasteur: https://pasteur.com.vn/
- Bs Lê Thanh Thùy: https://pasteur.com.vn/
Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn!