Viêm Amidan là gì? các dấu hiệu nhận biết triệu chứng ra sao? Có nên cắt amidan cho người lớn không? Khi nào thì nên đi cắt amidan… Đó hầu như là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và thắc mắc hiện nay.
Bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin gửi đến bạn đọc chi tiết về việc “Khi nào cần cắt Amindan ở bệnh nhân viêm amidan” để mọi ngưới hiểu rõ hơn
1/ Amidan là gì
Amidan là gồm tổ chức bạch huyết nằm ở phía sau của hầu họng, là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Amidan giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật và tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn.
Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan.
2/ Triệu chứng viêm amidan
Viêm amidan là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây ra những triệu chứng:
- Sốt
- Đau rát họng
- Khó nuốt, nuốt đau
- Hơi thở hôi
- Amidan bị xung huyết và tiết nhiều dịch
- Xuất hiện hạch cổ
Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.
3/ Biến chứng gây ra
+ Áp-xe quanh amidan: Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
+ Do độc tố của liên cầu khuẩn gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa…
+ Viêm khớp cấp: Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.
+ Viêm cầu thận: Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp sau đó là đáng lo ngại. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
+ Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng từ amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở. Nếu đồng thời có triệu chứng bệnh VA phì đại sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu ôxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc.
4/ Các biện pháp điều trị Viêm amidan
– Trường hợp viêm amidan nhẹ, như cảm lạnh do virus gây ra: không nhất thiết phải sử dụng các biện pháp điều trị, hỗ trợ và tập trung vào việc đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ; kiểm soát cơn đau và sốt.
– Trường hợp viêm amidan nặng hơn có 2 biện pháp điều trị hiện nay: thuốc kháng sinh và phẫu thuật cắt amidan.
+ Thuốc kháng sinh: Phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ trong các trường hợp viêm amidan cần điều trị ổ nhiễm khuẩn. Đặc biệt bắt buộc dùng kháng sinh với trường hợp nhiễm khuẩn do liên cầu beta tan huyết nhóm A, để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.
+ Phẩu thuật cắt amiđan: Được chỉ định khi viêm amidan gây rối loạn nuốt, phát âm, ngưng thở khi ngủ,… và những người có tiền sử:
- 7 đợt viêm amidan do liên cầu khuẩn (được xác nhận bằng nuôi cấy dương tính) trong 1 năm.
- 5 đợt iêm amidan/năm trong 2 năm liên tiếp.
- ≥ 3 đợt viêm amidan/năm trong 3 năm liên tiếp.
- Viêm amidan mạn tính hoặc tái phát liên quan đến tình trạng mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không đáp ứng với kháng sinh kháng beta-lactamase.
Chỉ định cắt amidan cũng như kháng sinh luôn cần có sự trao đổi kỹ lưỡng giữa bác sĩ và người bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh
Xem thêm
- Viêm họng hạt ở trẻ em là như thế nào
- Nhiệt miệng là gì? các cách phòng ngừa
- Dấu hiệu, nguyên nhân viêm xoang mãn tính