Ung thư là một trong những nỗi lo lớn nhất của con người. Khi đối mặt với căn bệnh này, hóa trị thường là một trong những phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về hóa trị là gì, tác dụng phụ của nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Hóa trị là gì?
Sau khi nhận được chẩn đoán ung thư, phản ứng đầu tiên của bạn là hỏi bác sĩ về tham gia điều trị hóa chất. Sau tất cả, hóa trị là một trong những hình thức phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư. Bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin gửi đến bạn đọc các thông tin cũng như kiến thức về Sự ảnh hưởng của liệu pháp hóa chất (hóa trị) lên cơ thể một cách đầy đủ nhất.
Hóa trị, hay còn gọi là liệu pháp hóa chất, là phương pháp sử dụng thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc này có khả năng ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư, từ đó làm chậm hoặc thu nhỏ khối u.
Có nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau, mỗi loại có cơ chế tác động và tác dụng phụ riêng. Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và các yếu tố khác.
2. Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị
Mặc dù hóa trị có hiệu quả trong việc điều trị ung thư, nhưng nó cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn do ảnh hưởng đến cả tế bào khỏe mạnh. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp nhất:
- Rụng tóc: Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị. Tóc có thể rụng dần hoặc rụng thành từng mảng.
- Buồn nôn và nôn: Các thuốc hóa trị có thể kích thích trung tâm gây nôn ở não, gây buồn nôn và nôn.
- Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng trong và sau quá trình điều trị.
- Thay đổi khẩu vị: Hóa trị có thể làm thay đổi vị giác, khiến thức ăn có vị kim loại hoặc mất ngon.
- Nhiễm trùng: Hóa trị làm giảm số lượng bạch cầu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tổn thương các cơ quan: Một số loại thuốc hóa trị có thể gây tổn thương gan, thận, tim và các cơ quan khác.
Hệ tuần hoàn và miễn dịch
Việc theo dõi số lượng tế bào máu định kỳ là một phần quan trọng của hóa trị liệu. Bởi vì thuốc có thể gây hại lên các tế bào ở tủy xương mà ở đây tế bào máu được tạo ra. Bạn bị thiếu máu nghĩa là không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển ô-xy đến tổ chức.
Triệu chứng của thiếu máu bao gồm:
– Mệt mỏi
– Mất tập trung
– Da nhợt nhạt
– Khó suy nghĩ
– Cảm giác lạnh
– Yếu toàn thân
Hóa trị có thể làm giảm tế bào bạch cầu. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chúng giúp ngăn ngừa bệnh tật và chống lại nhiễm trùng. Triệu chứng thì không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng bạn có thể thấy bản thân dễ mắc bệnh hơn trước đây. Hãy chắc chắn bạn có biện pháp phòng ngừa để tránh sự tiếp xúc với vi-rút, vi khuẩn và những vi trùng khác nếu bạn đang hóa trị.
Những tế bào tiểu cầu giúp cho quá trình đông máu. Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu) làm bạn dễ có những vết bầm tím và chảy máu. Triệu chứng bao gồm chảy máu mũi kéo dài, xuất hiện máu trong dịch nôn hoặc trong phân, kinh nguyệt lâu hơn bình thường.
Cuối cùng, một vài hóa chất có thể làm tổn thương cơ tim bởi làm suy yếu cơ tim (bệnh cơ tim) hoặc rối loạn nhịp tim ( loạn nhịp). Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của cơ tim. Một vài hóa chất có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực. Những vấn đề này ít xảy ra nếu trái tim bạn khỏe mạnh và thể trạng bạn tốt.
Hệ thần kinh và cơ
Hệ thần kinh trung ương kiểm soát cảm xúc, tư duy và phối hợp. Hóa chất trong hóa trị có thể gây nên những vấn đề với trí nhớ, hoặc làm khó tập trung hoặc suy nghĩ rõ ràng. Sự suy giảm nhận thức nhẹ này có thể biến mất sau khi điều trị hoặc kéo dài nhiều năm. Những trường hợp nặng có thể kèm lo lắng và căng thẳng.
Một vài hóa chất có thể gây nên:
– Đau
– Yếu
– Liệt
– Ngứa ở tay và chân (bệnh lý thần kinh ngoại vị)
Bạn có thể cảm thấy mỏi, đau nhức hoặc run các cơ. Những phản xạ và những kỹ năng vận động có thể chậm lại. Bạn có thể trải qua những vấn đề về cân bằng và sự phối hợp.
Hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa. Khô miệng và đau họng mà hình thành trên lưỡi, môi, lợi, hoặc trong họng có thể làm khó nhai và nuốt. Đau miệng làm bạn dễ bị chảy máu và nhiễm trùng hơn.
Thậm chí bạn có thể có cảm giác vị kim loại trong miệng, hoặc có 1 lớp màu vàng hoặc trắng ở trên lưỡi của bạn. Thức ăn có vị bất thường và khó chịu, dẫn đến bạn sụt cân vì không muốn ăn.
Những loại hóa chất mạnh có thể gây hại cho các tế bào đường tiêu hóa. Buồn nôn là triệu chứng phổ biến và có thể gây nôn mửa.
Những vấn đề tiêu hóa khác bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón. Bạn có thể cảm thấy căng, đầy bụng, chướng hơi. Bạn có thể làm giảm triệu chứng này bằng việc uống nhiều nước hàng ngày.
Tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa có thể làm mất sự ngon miệng và cảm thấy no dù bạn ăn không nhiều. Do đó, sụt cân, yếu toàn thân và mất năng lượng là thường gặp. Điều quan trọng là tiếp tục ăn những thực phẩm lành mạnh.
Dạ, lông và móng
Rụng tóc và lông có thể là tác dụng phụ không được yêu thích nhất của điều trị hóa trị. Nhiều loại hóa chất ảnh hưởng đến nang lông và tóc, có thể gây nên rụng trong vài tuần của lần điều trị đầu tiên. Rụng lông có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào trên cơ thể, từ từ lông mày và lông mi đến chân. Rụng lông và tóc là tạm thời. Tóc và lông sẽ mọc lại sau kết thúc điều trị vài tuần.
Những sự kích thích da như khô, ngứa và phát ban cũng có thể gặp. Bác sĩ có thể đề nghị những loại thuốc mỡ tại chỗ để làm dịu kích thích da. Bạn có thể tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và dễ bị bỏng. Hãy chắc chắn có biện pháp phòng tránh bỏng nắng khi ở ngoài trời, chẳng hạn như bôi kem chống nắng hoặc mặc áo dài tay.
Móng tay và móng chân của bạn có thể chuyển sang màu nâu hoặc màu vàng. Sự phát triển của móng chậm lại cũng như dễ gãy. Trong những trường hợp nặng chúng có thể bị tách ra khỏi giường móng. Điều quan trọng là chăm sóc tốt móng của bạn để tránh nhiễm trùng.
Hệ sinh dục
Hóa chất làm thay đổi hóc môn ở cả nam và nữ. Ở nữ, hóc môn thay đổi có thể dẫn đến những cơn nóng, kinh nguyệt không đều hoặc đột ngột xuất hiện mãn kinh. Bạn có thể bị khô âm đạo mà gây nên quan hệ đau hoặc không thoải mái. Cơ hội phát triển nhiễm trùng âm đạo cũng tăng lên.
Nhiều bác sĩ khuyên không nên có thai khi đang điều trị hóa trị. Trong khi một vài phụ nữ có thể bị tác dụng phụ là vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn, hóa chất trong khi mang thai có thể gây nên những dị tật.
Ở đàn ông, hóa trị có thể gây hại lên tinh trùng hoặc số lượng tinh trùng thấp. Giống như ở nữ giới, nam giới cũng có thể bị vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn do hóa chất.
Trong khi những triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng và biến đổi hóc môn có thể ảnh hưởng đến tình dục cả nam và nữ, nhiều người trong quá trình hóa trị vẫn có thể có được cuộc sống tình dục tích cực.
Hệ bài tiết (thận và bàng quang)
Thận hoạt động bài xuất hóa chất. Trong quá trình hóa trị, một số tế bào thận và bàng quang có thể bị kích thích hoặc tổn thương. Triệu chứng của thương tổn thận bao gồm:
– Giảm sự đi tiểu
– Phù tay
– Phù chân và mắt cá
– Đau đầu
Bạn có thể bị kích thích bàng quang mà gây nên cảm giác nóng rát khi đi tiểu và đi tiểu thường xuyên.
Bạn nên uống nhiều nước để tẩy thuốc ra ngoài và giữ cho hệ thống hoạt động bình thường. Một vài loại thuốc gây nên nước tiểu có màu đỏ hoặc màu cam trong vài ngày, những nó không đáng lo ngại.
Hệ xương
Phần lớn mọi người mất khối lượng xương khi họ già, nhưng với hóa trị, một vài loại thuốc làm tăng sự mất này bởi giảm nồng độ can-xi. Các bệnh loãng xương liên quan đến ung thư ảnh hưởng lên nữ nhiều hơn nam, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh và những phụ nữ mãn kinh đột ngột hóa trị.
Theo Natianl Institutes of Health (NIH), phụ nữ được điều trị ung thư vú tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Điều này do sự kết hợp của thuốc và sự giảm tự nhiên của nồng độ estrogen.
Loãng xương làm tăng nguy cơ rạn xương và gẫy xương. Bạn có thể giúp cho xương khỏe mạnh bằng cung cấp đủ can-xi và thể dục điều độ.
Tâm lý và cảm xúc
Việc sống với bệnh ung thư và đề cập về hóa trị có thể tạo nên 1 cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, hoặc lo âu về vẻ bề ngoài và sức khỏe của bạn. Trầm cảm cũng là một cảm giác thường gặp.
Các liệu pháp bổ sung như mát-xa và thiền có thể là một giải pháp hữu ích. Hãy trao đổi với bác sĩ những rắc rối. Họ có thể sẽ đề nghị nhóm hỗ trợ ung thư địa phương nơi mà bạn có thể nói với những người khác đang trải qua việc điều trị ung thư. Nếu cảm thấy trầm cảm kéo dài, hãy tìm đến chuyên gia tư vấn hoặc yêu cầu bác sĩ về việc dùng thuốc. Mặc dù các tác dụng phụ về cảm xúc là phổ biến, có nhiều cách để làm giảm điều này.
3. Các biện pháp giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị
Tác dụng phụ của hóa trị có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp giúp giảm thiểu những ảnh hưởng này:
- Chế độ ăn uống: Ăn uống đủ chất, chia nhỏ bữa ăn, tránh các thực phẩm gây buồn nôn hoặc khó tiêu.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, thư giãn bằng các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, thiền.
- Chăm sóc da và tóc: Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, tránh các hóa chất mạnh, che chắn khi ra nắng.
- Vệ sinh răng miệng: Đánh răng và súc miệng thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng.
- Tư vấn tâm lý: Chia sẻ với bác sĩ, người thân hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ để giải tỏa căng thẳng và lo lắng.
4. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của hóa trị, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đặc biệt, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng như sốt cao, khó thở, chảy máu bất thường, đau dữ dội hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
5. Lời kết
Hóa trị là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Hiểu rõ về hóa trị, tác dụng phụ và cách giảm thiểu chúng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đối mặt với căn bệnh này. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia y tế.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin liên hệ:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về hóa trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác, hãy liên hệ với chúng tôi:
- Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Tường Phổ, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
- Điện thoại: 0236 9999 868
- Email: phongkhampasteur@gmail.com
- Social: https://www.facebook.com/pasteur.com.vn, https://www.youtube.com/@pasteurclinic2767/videos
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
Phòng khám đa khoa Pasteur