Bên cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, ung thư còn mang đến một nhiều cảm xúc mà bạn không thường đối phó với chúng. Những cảm xúc có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ hoặc thậm chí từng phút cho dùng bạn hiện đang điều trị, đã điều trị hay bạn bè hoặc thành viên gia đình. Những cảm xúc này đều bình thường.
Những tính cách của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nghĩ và đối phó với bệnh ung thư. Ví dụ, một số người:
– Cảm thấy họ phải mạnh mẽ để bảo vệ bạn bè và gia đình họ.
– Tìm kiếm sự hỗ trợ và chuyển sang những người thân yêu hoặc những người sống sót sau ung thư.
– Yêu cầu giúp đỡ từ nhân viên tư vấn hoặc các chuyên gia.
– Hướng về niềm tin để giúp họ đối phó
I. Choáng ngợp
Khi biết rằng mình bị ung thư, bạn có thể cảm thấy như thể cuộc sống vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Điều này có thể là do:
– Bạn tự hỏi nếu bạn có tiếp tục sống.
– Thói quen bình thường bị gián đoạn nhiều đợt khám bác sĩ và điều trị.
– Mọi người sử dụng thuật ngữ y tế mà bạn không hiểu.
– Cảm thấy không thể làm điều mình thấy.
– Cảm thấy bất lực và cô đơn.
Ngay cả khi cảm thấy mất kiểm soát, bạn vẫn có nhiều cách để vượt qua. Điều này giúp bạn tìm hiểu nhiều hơn về bệnh tật của mình. Khi biết càng nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy mình kiểm soát được bản thân. Vì vậy, hãy đặt những câu hỏi cho bác sĩ và đừng ngại khi nói bạn không hiểu .
Đối với một số người sẽ cảm thấy tốt hơn khi làm bản thân luôn bận rộn. Nếu bạn có thể, hãy thử tham gia vào các hoạt động như âm nhạc, thủ công, đọc sách hoặc học một cái gì đó mới.
II. Phủ nhận
Khi được chẩn đoán ung thư, bạn có thể không tin hay không chấp nhận sự thật rằng mình bị ung thư. Điều này được gọi là phủ nhận. Điều này có thể hữu ích vì cho bạn thời gian để điều chỉnh chẩn đoán và để cảm thấy hy vọng và tốt hơn về tương lai.
Đôi khi, phủ nhận là một vấn đề nghiêm trọng khi kéo dài quá lâu và làm trì hoãn điều trị mà bạn cần.
Tin tốt là hầu hết bệnh nhân đều vượt qua được sự phủ nhận bắt đầu điều trị. Họ chấp nhận thực tế rằng họ bị ung thư và tiến về phía trước. Điều này đúng cho cả những người mắc bệnh ung thư cũng như những người yêu thương và chăm sóc họ.
III. Phẫn nộ
Rất bình thường khi bạn tự hỏi, “Tại sao lại là tôi?” và nổi giận vì bệnh ung thư. Bạn có thể cảm thấy tức giận hoặc phẫn nộ đối với bác sĩ, bạn bè và những người thân yêu của mình.
Sự phẫn nộ thường xuất phát từ những cảm xúc khó thể hiện. Ví dụ phổ biến là:
– Sợ hãi
– Hoảng loạn
– Thất vọng
– Lo âu
– Bất lực
Khi cảm thấy tức giận, bạn không cần phải giả vờ bình thường vì điều này không tốt để giữ trong lòng mà thay vào đó hãy nói chuyện với gia đình và bạn bè hoặc có thể tìm đến những người tư vấn.
IV. Sợ hãi và lo lắng
Bạn có thể lo lắng về:
– Bị đau, có thể do ung thư hoặc điều trị
– Cảm thấy ốm yếu hoặc trông khác biệt do điều trị
– Việc chăm sóc cho gia đình
– Thanh toán hóa đơn
– Công việc
– Chết
Một số nỗi sợ về ung thư dựa trên những câu chuyện, tin đồn hoặc thông tin sai lệch. Để đối phó với nỗi sợ hãi và lo lắng, bạn cần được cung cấp thông tin về bệnh tật của mình. Hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn, bớt sợ hơn và biết được điều sắp diễn ra.
Tìm hiểu về ung thư và hiểu được điều mình có thể làm để chủ động trong việc điều trị bản thân. Một số nghiên cứu cho rằng những người có hiểu biết về bệnh và điều trị của họ có nhiều khả năng tuân thủ điều trị và phục hồi nhanh hơn những người không được cung cấp thông tin.
V. Hi vọng
Khi chấp nhận rằng mình bị ung thư, nhiều người sẽ cảm thấy mình có hi vọng. Có nhiều lý do bao gồm: hàng triệu người đã bị ung thư vẫn còn sống đến ngày hôm nay; việc sống chung với căn bệnh ung thư hiện tại tốt hơn so với trước đây; và những người mắc bệnh ung thư có thể sống một cuộc sống năng động, ngay cả khi đang điều trị.
Một số bác sĩ nghĩ rằng hy vọng có thể giúp cơ thể đối phó với bệnh ung thư. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu liệu hy vọng và thái độ tích cực có giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Dưới đây là một số cách để tạo cảm giác hy vọng:
– Lên kế hoạch hàng ngày như bạn vẫn thường làm.
– Đừng giới hạn những điều bạn muốn làm chỉ vì ung thư.
– Hãy tìm lý do để hy vọng. Nếu có, hãy viết chúng xuống hoặc nói chuyện với người khác về chúng.
– Dành thời gian cho thiên nhiên.
– Tạo niềm tin về tôn giáo hoặc tâm linh.
– Nghe những câu chuyện về những người mắc bệnh ung thư đang có cuộc sống tốt.
VI. Căng thẳng và lo âu
Trong và sau khi điều trị, sự căng thẳng vì những thay đổi trong cuộc sống bạn trải qua là điều bình thường. Lo âu có nghĩa là bạn có thêm lo lắng, không thể thư giãn và cảm thấy căng thẳng. Bạn có thể có:
– Nhịp tim nhanh hơn.
– Đau đầu hoặc đau cơ.
– Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn.
– Buồn nôn hoặc tiêu chảy.
– Run rẩy, yếu đuối, hoặc chóng mặt.
– Có cảm giác bóp nghẹt trong cổ họng và ngực.
– Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
– Mất tập trung.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để chắc chắn rằng chúng không phải do thuốc hoặc điều trị.
Căng thẳng có thể cản trở sự hồi phục của cơ thể. Nếu bạn có lo lắng hay căng thẳng, hãy nhờ bác sĩ gợi ý đến chuyên gia tư vấn hoặc tham gia một lớp dạy cách đối phó với căng thẳng. Điều quan trọng là tìm cách để bạn kiểm soát căng thẳng và không để nó kiểm soát bạn.
VII. Buồn và trầm cảm
Bệnh nhân mắc ung thư thường có cảm giác buồn rầu vì cảm thấy mất sức khỏe và cuộc sống trước đây của mình, ngay cả khi đã điều trị xong. Đây là một phản ứng bình thường đối với bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào. Họ cần nhiều thời gian để vượt qua và chấp nhận tất cả các thay đổi đang diễn ra.
Khi bạn buồn, bạn cảm thấy không có năng lượng, mệt mỏi hoặc chán ăn. Đối với một số người, những cảm giác này biến mất hoặc giảm dần theo thời gian. Nhưng đối với những người khác, những cảm xúc này có thể trở nên nặng nề hơn và trở nên trầm cảm.
Hỗ trợ trầm cảm
Trầm cảm có thể được điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu trầm cảm phổ biến. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây trong hơn 2 tuần, hãy báo với bác sĩ về việc điều trị. Lưu ý rằng một số triệu chứng này có thể là do thể trạng, vì vậy điều quan trọng là báo lại cho bác sĩ.
Dấu hiệu cảm xúc:
– Cảm giác buồn bã không biến mất
– Cảm xúc tê liệt.
– Cảm thấy lo lắng hoặc run rẩy
– Có cảm giác tội lỗi hoặc cảm thấy không xứng đáng
– Cảm thấy bất lực hoặc vô vọng, như thể cuộc sống không có ý nghĩa
– Cảm giác nóng nảy, ủ rũ.
– Mất tập trung, cảm thấy phân tán
– Khóc trong thời gian dài hoặc nhiều lần mỗi ngày
– Tập trung vào những lo lắng và các vấn đề
– Không quan tâm đến sở thích và hoạt động bạn từng thích
– Khó để tận hưởng cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như thức ăn hoặc ở bên gia đình và bạn bè
– Suy nghĩ về việc làm tổn thương chính mình
– Suy nghĩ về việc tự sát
Thay đổi cơ thể:
– Tăng hoặc giảm cân ngoài ý muốn không phải do bệnh hoặc điều trị
– Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như không thể ngủ, gặp ác mộng hoặc ngủ quá nhiều
– Tim đập nhanh, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy
– Thay đổi năng lượng hoạt động hàng ngày
– Mệt mỏi không biến mất
– Nhức đầu, đau nhức khác
Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn bị trầm cảm, bạn có thể được điều trị bằng thuốc để làm giảm triệu chứng hoặc giới thiệu cho các chuyên gia. Đừng cảm thấy rằng bạn nên tự mình kiểm soát những cảm xúc này mà nên nhận sự giúp đỡ mà bạn cần để cuộc sống và sức khỏe của bạn được tốt hơn.
Xem thêm bài viết : Dinh dưỡng và hoạt động thể chất cho bệnh nhân ung thư
VIII. Cảm giác tội lỗi
Nếu bạn cảm thấy có lỗi, nên biết rằng nhiều người bị ung thư cảm thấy như vậy. Bạn tự trách mình vì đã làm phiền người thân, hoặc lo lằng mình trở thành gánh nặng của họ. Hoặc, bạn có thể ghen tị với sức khỏe của người khác và hổ thẹn về cảm giác này. Bạn thậm chí có thể tự trách mình vì lối sống của mình đã dẫn đến ung thư.
Những cảm giác này đều rất phổ biến. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn cần nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc tìm kiếm một nhóm hỗ trợ.
“Khi tôi bắt đầu cảm thấy tội lỗi rằng tôi đã gây ra bệnh của mình, tôi nghĩ về việc những đứa trẻ bị ung thư. Điều đó khiến tôi nhận ra rằng ung thư chỉ có thể xảy ra. Đó không phải là lỗi của tôi.”
— Becky
IX. Cô đơn
Những người mắc bệnh ung thư thường cảm thấy cô đơn hoặc xa cách với người khác vì những lý do sau:
- Bạn bè không đến thăm hoặc gọi cho bạn.
- Bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi tham gia các sở thích và hoạt động mình từng thích.
- Đôi khi, ngay cả khi bạn có những người bạn quan tâm, bạn cảm thấy rằng không ai hiểu những gì bạn đã trải qua.
Đó là cảm giác bình thường khi bạn cảm thấy cô đơn sau điều trị vì không có sự hỗ trợ từ đội ngũ chăm sóc. Nhiều người có cảm giác rằng mình ít được chú ý hơn. Một số bệnh nhân nghĩ răng điều trị đã kết thúc và họ sẽ sớm trở lại bình thường, mặc dù điều này có thể không đúng. Một số khác lại muốn giúp đỡ nhưng không biết làm thế nào.
Tìm kiếm hỗ trợ về cảm xúc theo nhiều cách khác nhau bao gồm nói chuyện với những người bị ung thư hoặc tham gia nhóm hỗ trợ. Hoặc, bạn có thể cảm thấy tốt hơn khi chỉ nói chuyện với bạn thân hoặc gia đình mình, hoặc cố vấn.
X. Biết ơn
Một số người coi ung thư của họ là một “lời cảnh tỉnh”. Họ nhận ra tầm quan trọng của việc tận hưởng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Họ đến những nơi họ chưa từng đến. Họ hoàn thành các dự án còn dang dở. Họ dành nhiều thời gian hơn với bạn bè và gia đình và hàn gắn mối quan hệ đã tan vỡ.
Ban đầu có thể khó khăn, nhưng bạn có thể tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Hãy chú ý đến những việc bạn làm mỗi ngày khiến bạn mỉm cười, đơn giản như uống một tách cà phê ngon, ở bên một đứa trẻ hoặc nói chuyện với một người bạn.
Bạn cũng có thể làm những điều đặc biệt cho bản thân, như hòa mình với thiên nhiên hoặc cầu nguyện ở một nơi có ý nghĩa. Đó có thể là chơi một môn thể thao mình yêu thích hoặc nấu một bữa ăn ngon. Dù chọn gì, hãy nắm lấy những điều mang lại cho niềm vui cho mình khi bạn có thể.
Cách đối phó với cảm xúc của bạn
Bày tỏ cảm xúc
Người ta thấy rằng khi con người thể hiện cảm xúc mạnh mẽ như tức giận hoặc buồn bã, họ sẽ dễ dàng cho qua hơn. Một số người loại bỏ cảm xúc của họ bằng cách nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, những người sống sót ung thư khác, một nhóm hỗ trợ hoặc chuyên gia tư vấn. Nếu bạn không muốn nói chuyện với người khác, bạn vẫn có thể loại bỏ bằng cách suy nghĩ về nó hoặc viết ra giấy.
Tìm kiếm sự tích cực
Điều này có nghĩa là tìm kiếm điều tốt ngày cả khi tồi tệ hoặc cố gắng hy vọng thay vì suy nghĩ điều tồi tệ nhất. Cố gắng sử dụng năng lượng của mình để tập trung vào sức khỏe và những gì có thể làm để có sức khỏe tốt nhất.
Đừng tự trách bản thân vì bệnh ung thư
Một số người cho rằng họ bị ung thư vì những điều họ đã làm hoặc không làm. Các nhà khoa học thậm chí không biết tại sao một người bị ung thư và người khác thì không. Tất cả mọi người đều khác nhau và hãy nhớ rằng, ung thư có thể xảy ra với bất cứ ai.
Đừng cố gắng lạc quan nếu bạn không thể
Nhiều người muốn có sự tự do để thể hiện cảm xúc của họ. Như có người từng nói, “Khi thực sự tồi tệ, tôi chỉ nói với gia đình rằng tôi đang có một ngày bị ung thư tồi tệ và đi lên lầu, leo lên giường”.
Chọn lựa thời gian khi nào để nói chuyện về ung thư
Những người khác có thể khó để nói chuyện với bạn về ung thư của bạn. Họ thường có ý tốt nhưng họ không biết nói như thế nào và hành động ra sao. Bạn có thể làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn bằng cách hỏi họ suy nghĩ gì hoặc cảm thấy như thế nào.
Tìm cách thư giãn bản thân
Bạn nên dành thời gian cho bất cứ hoạt động thư giãn nào. Thiền, và các bài tập thư giãn là những cách được cho là có hiệu quả với nhiều người; những cách này còn giúp bạn thư giãn khi lo lắng.
Hãy chủ động
Ra khỏi nhà và làm gì đó có thể giúp bạn tập trung vào những thứ khác ngoài ung thư. Tập thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng và bài tập kéo dãn có thể có hữu ích.
Tìm kiếm những điều bạn thích
Có thể bạn thích chụp ảnh, đọc sách hoặc làm đồ thủ công hoặc các sở thích sáng tạo như nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc hoặc khiêu vũ.
Nhìn vào những gì bạn có thể kiểm soát
Một số người nói rằng đặt cuộc sống của họ để giúp. Tham gia vào điều trị, duy trì cuộc hẹn với bác sĩ và thay đổi lối sống là một trong những điều bạn có thể kiểm soát được hoặc ngay cả lên lịch hàng ngày cũng có thể mang lại cảm giác kiểm soát. Và không ai có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình, đừng sống trong sợ hãi, mà thay vào đó hãy làm những có thể để tận hưởng những điều tích cực của cuộc sống.
BS CKII Nguyễn Hữu Hòa
Phòng khám đa khoa Pasteur