Thai bám vết mổ cũ có nguy hiểm không?
Thai bám ở sẹo mổ cũ là tình trạng túi thai cấy vào vị trí sẹo mổ cũ thay vì vị trí bình thường trong lòng tử cung. Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ bám vào đáy tử cung, lớp cơ ở đây đủ dày để thai làm tổ và phát triển. Sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai làm gia tăng làm tình trạng thai bám sẹo mổ cũ đáng kể.
Trong trường hợp mổ lấy thai, bác sĩ sẽ rạch ngang ở đoạn eo tử cung, sẹo sẽ hình thành tại vị trí này. Phụ nữ có đã sinh mổ đều có nguy cơ thai bám vào sẹo mổ lấy thai. Vết mổ cũ lấy thai bị xơ sẹo, khi túi thai phát triển tại vị trí này có nguy cơ vỡ tử cung, rối loạn đông máu, xuất huyết ồ ạt, băng huyết, thậm chí là tử vong.
Tùy theo giai đoạn của thai bám vết mổ cũ mà triệu chứng sẽ khác nhau:
- Triệu chứng sớm có thể giống như thai kỳ bình thường, siêu âm và thăm khám lâm sàng giúp xác định được vị trí của thai
- Đau bụng, ra huyết âm đạo bất thường
- Thai bám vào mô sẹo, lớp mô này không thể co giãn như mô bình thường nên dễ làm rách vết mổ, dẫn đến sảy thai
- Khi mất máu lượng nhiều, có thể gặp các triệu chứng như da xanh, niêm mạc nhạt, huyết áp tụt…
Nguy có thai bám sẹo mổ cũ tăng cao nếu số lần mổ lấy thai càng nhiều. Tỷ lệ thai bám sẹo mổ cũ ngày càng được chẩn đoán và báo cáo tăng trên toàn thế giới.
Những trường hợp thai bám sẹo mổ lấy thai cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tỷ lệ điều trị thành công và bảo tồn được tử cung sẽ cao hơn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh những biến chứng kể trên, khi bánh nhau bám vào sẹo mổ cũ và phát triển có thể xâm lấn vào mặt trước cổ tử cung, làm tổn thương bàng quang. Nếu bánh nhau xâm lấn càng nhiều thì việc điều trị sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Chẩn đoán khi thai bám trên vết mổ
Chẩn đoán lâm sàng
Khoảng 1/3 bệnh nhân thai bám trên vết mổ cũ không có triệu chứng, phần lớn có 3 triệu chứng thường gặp:
- Trễ kinh.
- Ra huyết âm đạo bất thường.
- Đau bụng lâm râm.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Siêu âm ngả âm đạo kết hợp với Doppler
- Siêu âm 3D (không thường quy)
- Chụp MRI (không thường quy) giúp chẩn đoán trong những trường hợp khó.
Cần làm gì khi mổ lấy thai?
- Khi có sẹo mổ lấy thai, nên có những biện pháp ngừa thai trong ít nhất 6 tháng sau đó. Lời khuyên từ bác sĩ là lần mang thai tiếp theo nên cách 24 tháng sau.
- Ưu tiên sinh con qua ngã âm đạo nếu không có chống chỉ định, phương pháp này tốt hơn cho cả mẹ và bé
- Tránh tình trạng nạo hút thai. Trường hợp cần chấm dứt thai kỳ do thai lưu, thai bệnh lý…cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá cẩn thận hơn nếu có tiền sử sẹo mổ cũ ở tử cung
Sau phẫu thuật, tử cung còn yếu nên người phụ nữ không nên mang thai lại quá sớm, tốt nhất là nên cách thời gian phẫu thuật ít nhất 1 năm. Nếu mang thai lại thì cần thăm khám thai sản thường xuyên nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Tham khảo: Wikipedia
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về sức khỏe tại phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ ???????????????? ???????????????? ???????????? để được hỗ trợ nhanh nhất