Tìm hiểu chung vấn đề mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là gì? có nguy hiểm hay không.. Các dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung là gì.. Rất nhiều câu hỏi mà nhiều người đã và đang tìm kiếm hiện nay khá là nhiều trên mạng internet…

Ở bài viết sau đây phòng khám Pasteur sẽ giải thích chi tiết đầy đủ hơn về vấn đề mang thai ngoài tử cung để các chị em phụ nữ có thêm kiến thức cũng như cách phòng tránh và điều trị hiệu quả hơn…

Mang Thai Ngoài Tử Cung Là Gì

1/ Mang thai ngoài tử cung là gì

Khi phụ nữ mang thai, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng và sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung, tại đây trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó, chúng lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung.

Điều này rất nguy hiểm và thường hay xảy ra trong vài tuần đầu của thai kì. Trong nhiều trường hợp, sản phụ khó có thể việc giữ được thai nhi là rất khó.

2/ Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Những dấu hiệu thường gặp của mang thai ngoài tử cung là:

  • Rong huyết nhẹ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng dưới
  • Đau nhói bụng
  • Đau một bên cơ thể
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Đau vai , cổ, hoặc trực tràng
  • Ngất xỉu (không phổ biến).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện của thai ngoài tử cung, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung

3/ Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung thường gặp nhất khi trứng thụ tinh bị mắc kẹt trên đường tới tử cung, thường bởi vì ống dẫn trứng bị tổn thương do viêm. Sự mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất bình thường của trứng thụ tinh cũng có thể đóng một vai trò trong ống dẫn trứng.

4/ Mang thai ngoài tử cung có thường gặp không?

Mang thai ngoài tử cung khá phổ biến. Cứ 50 thai phụ thì sẽ có một trường hợp mắc phải. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây rủi ro. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những thông tin hữu ích.

5/ Những yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, chẳng hạn như:

  • Đặt vòng tránh thai
  • Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu
  • Mắc bệnh viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu;
  • Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng;
  • Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu
  • Từng bị mang thai ngoài tử cung
  • Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng thất bại (phẫu thuật triệt sản).
  • Dùng các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
  • Hút thuốc trước khi mang thai
  • Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai.

6/ Kỹ thuật y tế chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu.

  • Khám vùng chậu để kiểm tra xem có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bên trong ống dẫn trứng hay không. Khám vùng chậu còn có thể kiểm tra kích thước của tử cung. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, kích thước của tử cung sẽ tăng nhưng với mang thai ngoài tử cung, tử cung sẽ không tăng kích thước.
  • Siêu âm để biết tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng. Phương pháp này là đáng tin cậy nhất để kiểm tra vị trí thai tuy nhiên chỉ có thể có hiệu quả trong giai đoạn đầu mà thôi.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG sẽ tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nếu nồng độ này có bất kỳ sự bất thường nào, điều đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Những phương pháp nào dùng để điều trị mang thai ngoài tử cung?

Mang thai ngoài tử cung có thể được điều trị tuỳ thuộc vào thời gian chẩn đoán mang thai và tình trạng cơ thể:

+ Khi ống dẫn trứng chưa vỡ: nếu phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn có thể tránh được nguy cơ vỡ ống dẫn trứng. Lúc này sẽ có nhiều cách để điều trị:

  • Dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của mô thai, chẳng hạn như thuốc cản trở tăng trưởng tế bào methotrexate khi nồng độ hormone thai kỳ không quá 5000 và tim thai chưa hoạt động;
  • Phẫu thuật nội soi để loại bỏ phôi thai và xử lý các vấn đề do chảy máu và nồng độ hCG cao;
  • Rạch một đường nhỏ trên ống dẫn trứng để có thể bảo toàn sức khỏe cho ống dẫn trứng.

+ Khi ống dẫn trứng đã vỡ: nếu thai nhi đã phát triển đủ lớn để phá vỡ ống dẫn trứng thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.

7/ Chế độ sinh hoạt phù hợp

Mặc dù không thể phòng ngừa được tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải nếu áp dụng các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách hạn chế số lượng bạn tình
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vùng chậu
  • Ngưng hút thuốc trước khi quyết định mang thai;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khi đang mang thai;
  • Đến gặp bác sĩ để được khám thai định kỳ.

……

Ngoài ra nếu các bạn nào còn thắc mắc về vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của địa chỉ khám sản phụ khoa pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu tư vấn + trao đổi và đưa ra những lời khuyên cũng như thăm khám hợp lý nhất

Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!

Nguồn : https://hellobacsi.com/benh/mang-thai-ngoai-tu-cung/