Siêu âm thai liệu có ảnh hưởng xấu đến thai nhi?
Có khá nhiều bà bầu cảm thấy băn khoăn về những tin đồn siêu âm ảnh hưởng đến thai nhi và gây hại cho bé… Những tin đồn trên là không hề có căn cứ bạn nhé!
Hiện nay, các khoa học đã có rất nhiều nghiên cứu và chưa có bằng chứng nào cho thất siêu âm gây hại cho em bé. Bởi bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt ngưỡng nghe được). Vậy nên nó hoàn toàn vô hại.
Ngay sau đây Pasteur xin được giải đáp chi tiết hơn về câu hỏi trên và giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp siêu âm thai nhé!
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh thai nhi, nhau thai, các cơ quản sinh sản nằm trong khung xương chậu của mẹ bầu. Là kiểm tra phổ biến và được hầu hết mọi bà bầu tiến hành ít nhất 1 lần trong thai kỳ.
Siêu âm thai được thực hiện định kỳ theo từng giai đoạn trong thai kỳ hoặc được thực hiện theo chỉ định của bác sỹ với các mục đích sau:
- Kiểm tra xác định sự phát triển của thai nhi
- Xác định vị trí thai nhi trong thai kỳ thai nhi ở vị trí bình thường hay nằm ngoài tử cung.
- Kiểm tra phát hiện các dị tật ở thai nhi (nếu có)
- Kiểm tra vị trí nằm của em bé là bình thường hay ngược
Siêu âm thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Như đã đề cập ở trên siêu âm là một kiểm tra khá phổ biến và không gây hại đến mẹ và bé. Tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng siêu âm thai.
Theo như khảo sát thì có rất nhiều mẹ bầu đã đi khám và siêu âm thai đều đặn 9 – 10 lần trong suốt thai kỳ. Thậm chí có nhiều mẹ bầu còn siêu âm lên tới 20 – 30 lần hoặc hơn. Việc siêu âm nhiều này thực sự là không cần thiết và lãng phí.
Tốt hơn hết bạn nên tuân thủ theo đúng lịch siêu âm định kỳ. Để đảm bảo sóng siêu âm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Các phương pháp siêu âm thai
Hiện tại về cơ bản chúng ta có các phương pháp siêu âm thai như sau:
1. Siêu âm thai đen trắng thường quy (siêu âm 2D)
Siêu âm đen trắng giúp bác sỹ nhìn thấy được mức độ phản hồi của các cấu trúc thai mạnh yếu khác nhau. Nhờ vậy các bác sỹ sẽ phân biệt được các bộ phận, các cơ quan gan, thận, ruột… của bé.
2. Siêu âm Doppler màu
Là kỹ thuật siêu âm để phát hiện các dòng chảy, hướng dòng chảy. Chính bởi vậy nó được sử dụng để khảo sát tim thai và mạch máu.
Nhờ siêu âm Doppler màu các bác sỹ sẽ đo lường được những thay đổi nhỏ về tần số của sóng siêu âm trên mạch máu. Từ đó phát hiện các bất thường ở thai nhi như chậm phát triển, hẹp tim thai, tiền sản giật….
3. Siêu âm thai 3D, 4D
Trong phương pháp này các bác sỹ sẽ sử dụng đầu dò và phần mềm được thiết kế đặc biệt để tạo hình hình 3D, 4D của thai nhi.
Độ chính xác của siêu âm 3D, 4D sẽ cao hơn siêu âm màu và siêu âm đen trắng. Các sóng siêu âm sẽ được truyền xuống ở nhiều góc độ khác nhau. Các sóng dội về sẽ được máy tính tái tạo thành hình ảnh trên không gian 3 chiều, 4 chiều. Giúp khảo sát được cấu trúc gương mặt thai nhi, tim thai…
4. Siêu âm tim thai
Sử dụng sóng diêu âm để đánh giá chức năng và giải phẫu tim của bé. Từ đó đánh giá được các khuyết tật bẩm sinh ở tim thai (nếu có).
5. Siêu âm đầu dò
Phương pháp sử dụng đầu do qua âm đạo để thu hình ảnh. Phương pháp này thường chỉ sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Để kiểm tra phôi thai đã vào tử cung an toàn chưa và có tim thai chưa.
Sau cùng thì bạn đã hiểu rõ về những tác động của siêu âm thai đúng không nào!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thai kỳ và các vấn đề trong thai kỳ. Đừng ngần ngại! Mời bạn liên hệ ngay phòng khám Pasteur để được tư vấn hỗ trợ tận tâm, chi tiết nhất nhé!
Xem thêm thông tin chi tiết về siêu âm thai và lý do tại sao cần siêu âm thai tại đây!