PHÂN BIỆT RỤNG TÓC ANDROGEN, TELOGEN, ANAGEN

Rụng tóc và chu kỳ phát triển của tóc trải qua nhiều giai đoạn:

Anagen: đây là giai đoạn hoạt động, tăng trưởng của tóc, chiếm khoảng 2 – 8 năm

Catagen: hay còn gọi là giai đoạn thoái triển của tóc, chiếm khoảng 4 – 6 tuần

Telogen: giai đoạn nghỉ ngơi hoặc ngừng hoạt động của tóc, chiếm 2 – 3 tháng. Khoảng 25 – 100 sợi tóc rụng/ngày trong giai đoạn này gọi là giai đoạn sinh lý

Phân Biệt Nguyên Nhân Rụng Tóc
Phân biệt nguyên nhân rụng tóc

Rụng tóc sinh lý

Được định nghĩa là tóc rụng theo vòng đời. Tóc mọc lên sau đó phát triển dài ra rồi theo thời gian sẽ già yếu và rụng đi. Sau khi tóc rụng đi thì lớp tóc mới được sinh ra để thay thế cho lớp tóc cũ.

Mỗi ngày, một cọng tóc sẽ dài thêm 0.35mm, tức là khoảng 1cm/1 tháng. Trung bình mỗi ngày có 30-100 sợi tóc sẽ bị rụng đi, và cũng có khoảng chừng đó tóc được mọc thêm. Do đó, chẳng có gì đáng lo ngại nếu bạn thấy tóc rụng vài chục sợi mỗi ngày. Bởi đó chính là rụng tóc sinh lý thông thường, không có gì đáng lo ngại bởi sẽ có khoảng 100 sợi tóc được mọc lên mỗi ngày.

Mỗi sợi tóc sẽ có chu kỳ sống từ 2-6 năm (thời gian tóc mọc ở nữ thường kéo dài hơn ở nam). Tại một thời điểm, trên một mái tóc có đến 85-95% tóc đang ở giai đoạn mọc (anagen), 1-2% ở giai đoạn ngưng (catagen) và 5-10% tóc ở giai đoạn nghỉ, chờ rụng (telogen). Vì quá trình mọc và rụng tóc diễn ra đồng thời nên trong trường hợp sinh lý bình thường, lượng tóc hầu như không thay đổi.

Rụng tóc Androgen

Gia đoạn Androgen (Androgen alopecia – AGA) hay còn gọi là tóc rụng kiểu hói ở nam và nữ. Đây là thể rụng thường gặp nhất ở cả hai giới. Rụng do Androgen liên quan đến di truyền gen trội ở nhiễm sắc thể thường ở nam và gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở nữ.

Đa số bệnh nhân tóc  rụng Androgen có nội tiết bình thường, tuy nhiên có sự tăng biểu hiện của các thụ thể androgen. Tóc vùng rụng thưa dần, mảnh hơn và ngắn hơn, thường gặp đường hình chữ M ở nam và vùng đỉnh đầu ở nữ.

Mật độ tóc giảm dần trong tóc rụng do Androgen, điều trị giúp làm chậm lại sự rụng. Cần khoảng 6 – 12 tháng thì mới có thể đánh giá sự cải thiện của tóc.

Rụng tóc Telogen

Rụng Telogen không để lại sẹo, có tính chất lan tỏa. Khi có các kích thích như sốt, stress, sau sinh…làm ngừng giai đoạn anagen để chuyển qua telogen. Sau kích thích khoảng 2 – 3 tháng, tóc thường rụng đồng loạt.

Rụng Telogen có thể tự hồi phục dần sau khi các yếu tố gây rụng tóc được kiểm soát. Khi rụng tóc kéo dài hơn 6 tháng hoặc tái diễn nhiều lần gọi là rụng tóc mạn tính, thường gặp ở những bệnh lý mạn tính như cường giáp, suy giáp, lupus ban đỏ…có rụng tóc.

Rụng tóc Anagen

Hóa chất được xem là nguyên nhân thường gặp nhất trong rụng tóc Anagen. Xạ trị vùng đầu mặt cổ, hóa trị, nhiễm độc hóa chất…làm rối loạn chu kỳ tóc, ảnh hưởng đến chuyển hóa của nang lông.

Tóc rụng rất nhanh thành từng từng đám khi bắt đầu hóa trị và gần như hoàn toàn sau 2 – 3 tháng. Có thể có sự kết hợp giữa rụng tóc Anagen và rụng tóc Telogen.

Khi có các dấu hiệu rụng tóc, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ đánh giá và tìm nguyên nhân gây rụng tóc. Tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống, xịt cũng như liệu pháp tâm lý để hỗ trợ điều trị.

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện bệnh lý về tóc tai khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868