Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là chế độ ăn khoa học được thiết kế giúp điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp (hypertension). Chế độ ăn DASH giúp kiểm soát huyết áp với những thực phẩm:
- Giàu Kali, Canxi, Magie, chất xơ và protein: rau, trái cây, ngũ cốc, các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, cá, thịt gia cầm, các loại hạt…
- Hạn chế những thực phẩm nhiều Natri
- Hạn chế chất béo bão hòa
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng DASH có thể làm giảm huyết áp trong vòng ít nhất hai tuần. Chế độ ăn này giúp làm giảm chỉ số LDL (cholesterol xấu) trong máu. Huyết áp cao là chỉ số LDL cao là hai yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ.
Chế độ ăn DASH và Natri
Natri trong chế độ ăn DASH thấp hơn một chế độ ăn bình thường. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng Natri cung cấp hằng ngày ở mức 2,3g. Một số khuyến cáo chỉ ra lượng Natri cung cấp có thể ở mức 1,5g/ngày. Cần chọn lượng muối cung cấp phù hợp với nhu cầu sức khỏe của mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn.
Giảm Natri là một trong những mục tiêu quan trọng của chế độ ăn DASH. Bạn có thể giảm Natri hơn bằng một số cách sau:
- Sử dụng gia vị hoặc hương liệu không có Natri thay vì muối
- Không thêm muối khi nấu cơm, mì ống hoặc ngũ cốc nóng
- Chọn rau củ quả tươi, một số trường hợp có thể lựa chọn rau của đông lạnh hoặc rau củ đóng hộp
- Chọn thịt gia cầm, cá và thịt nạc không da
- Đọc thành phần của thực phẩm để lựa chọn những thực phẩm ít Natri.
Cần có thời gian để điều chỉnh và thích nghi với chế độ ăn DASH khi lượng Natri trong khẩu phần ăn bị cắt giảm. Đặt mục tiêu và có kế hoạch để giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Sau đây là khẩu phần ăn khuyến nghị có thể tham khảo được đề xuất cho chế độ ăn DASH 2000 calo một ngày:
- Ngũ cốc: 6 – 8 phần/ngày: một phần có thể bao gồm 1 lát bánh mì, 1 ounce (28,35g) ngũ cốc khô, ½ chén ngũ cốc hoặc cơm, mì ống…
- Rau: 4 – 5 phần/ngày: một phần có thể gồm 1 cốc rau lá xanh sống, ½ cốc rau sống hoặc rau nấu chín được cắt nhỏ hoặc ½ cốc nước ép rau…
- Trái cây: 4 – 5 phần/ngày: một phần có thể gồm 1 trái dừa, ½ cốc trái cây tươi, ½ cốc ép trái cây…
- Các sản phẩm từ sữa không hoặc ít chất béo: 2 – 3 phần/ngày: một phần có thể bao gồm 1 cốc sữa hoặc sữa chua, ½ ounce (14,18g) pho mát…
- Thịt nạc, thịt gia cầm và cá: 6 phần/ngày trở xuống: mỗi phần có thể là 1 ounce thịt, gia cầm hoặc cá đã nấu chín, một quả trứng…
- Hạt và các loại đậu: 4 – 5 phần/ngày: mỗi phần có thể bao gồm 1/3 cốc hạt, 2 thìa bơ đậu phộng, 2 thìa hạt, ½ cốc đậu đã nấu chín…
- Chất béo và dầu: 2 – 3 phần/ngày: một phần có thể bao gồm 1 muỗng cà phê bơ thực vật, 1 muỗng cà phê dầu thực vật…
- Đồ ăn ngọt và đường: 5 phần/tuần hoặc ít hơn: mỗi phần có thể gồm 1 thìa đường, mứt…
Để có chế độ ăn phù hợp nhất với từng đối tượng cụ thể, cần trao đổi thêm với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.Hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Đà Nẵng Pasteur để được tự vấn thêm về cách ăn uống khoa học mang lại hiểu quả cao nhất, cũng như cách chăm sóc sức khỏe sao cho tốt nhất.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm
Tham khảo: Mayo Clinic
#pasteur
#chedoanDASH