XÉT NGHIỆM AMH TRONG ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN

Xét nghiệm AMH là gì?

AMH (Anti – Mullerian Hormone) là một hormon được sản xuất bởi các tế bào hạt tại nang buồng trứng. Hormon này giúp xác định số lượng trứng được sản xuất vào chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Hiện nay, số lượng hormon AMH được đánh giá qua xét nghiệm AMH lấy từ máu tĩnh mạch.

Xét nghiệm AMH là được xem xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ có tính chính xác cao. Kết quả giúp khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Qua xét nghiệm AMH, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chẩn đoán và theo dõi điều trị tình trạng hiếm muộn, trong đó có thời điểm trước khi thực hiện kích thích buồng trứng và thụ tinh trong ống nghiệm.

Có thể thực hiện xét nghiệm AMH ở bất kỳ giai đoạn nào của kỳ kinh vì nồng độ AMH không thay đổi đáng kể. Đây là ưu điểm của xét nghiệm AMH so với các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Nồng độ AMH sẽ hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh. Đây là ưu điểm của xét nghiệm AMH so với xét nghiệm FSH trước đây. Do vậy, giúp việc xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng trở nên thuận tiện hơn nhiều cho bệnh nhân. Trước đây, các xét nghiệm đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) phải thực hiện vào đầu chu kỳ kinh (ngày 2-4).

Nồng độ AMH giảm dần theo tuổi và cao hơn ở trường hợp buồng trứng đa nang. Trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, nồng độ AMH thấp liên quan đến đáp ứng kém với thuốc kích thích buồng trứng, khi AMH cao thì nhiều khả năng của tình trạng hội chứng quá kích buồng trứng.

Xét Nghiệm Amh
Ý nghĩa của xét nghiệm AMH trong điều trị hiếm muộn

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm AMH?

  • Phụ nữ có tình trạng vô sinh hiếm muộn
  • Đang cân nhắc về phương pháp IVF hoặc các phương pháp điều trị vô sinh khác vì mức AMH thấp cho thấy khả năng đáp ứng kém với IVF, mức AMH cao có thể gặp tình trạng phản ứng quá mức đối với IVF
  • Đã hóa trị, phẫu thuật buồng trứng và muốn đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • Nghi ngờ có khối u buồng trứng, suy buồng trứng…

Nồng độ AMH ở trong máu > 6,8 ng/mL thường gặp ở bệnh nhân bị buồng trứng đa nang và nếu không được điều trị thích hợp thì bệnh nhân cũng sẽ khó có thai. Ngoài ra, nếu kích trứng bằng các loại uống như Clomid, Clostilbegyt, Duinum, Serophene, Profertil, Ovuclon, Ovophene,…thì AMH quá cao sẽ dễ dẫn đến thất bại. Còn trường hợp kích trứng bằng các loại thuốc tiêm, thì khi chỉ số AMH quá cao sẽ rất khó canh liều và dễ xảy ra quá kích buồng trứng.

Xét nghiệm AMH là một xét nghiệm khá mới, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt trước khi thực hiện kích trứng hay thụ tinh trong ống nghiệm. Hiểu rõ về chỉ số này sẽ giúp ước đoán khả năng sinh con và kịp thời đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp nhằm tăng khả năng mang thai.

Tham khảo: Wikipedia

Tại phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng, Ths. Bs. Đồng Thị Hồng Trang đã có nhiều năm kinh nghiệm về Sản phụ khoa và Hiếm muộn tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước. Hãy đến những cơ sở y tế uy tín, tin cậy, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt huyết, tận tâm cũng như nhiều trang thiết bị hiện đại để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!