VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG THAI KỲ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là bệnh lý rất thường gặp, ảnh hưởng đến hơn 1,5 tỷ người trên thế giới. Trong đó, thiếu máu thiếu sắt chiếm hơn 50% các trường hợp, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và sau sinh rất dễ gặp các biến chứng cho cả mẹ và con khi mắc bệnh lý này.
Theo thống kê, có tới hơn 50% số trường hợp phụ nữ trong giai đoạn mang thai chưa cung cấp đủ sắt cho nhu cầu của mẹ và thai nhi. Do đó, các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo phụ nữ nên hiểu rõ vai trò của sắt trong thời gian mang thai để tìm ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt và bổ sung thêm sắt trong chế độ dinh dưỡng.
Vai trò của sắt quan trọng như thế nào?
Trong thời gian thai kỳ vai trò của sắt rất quan trọng. Cơ thể người mẹ cần cung cấp gấp 2 lần lượng sắt bình thường để tạo máu nhiều hơn, cung cấp nhu cầu oxy cho cả mẹ và thai nhi. Thiếu máu do thiếu sắt có thể làm bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, chuột rút, kém tập trung và có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi như:
- Đối với thai nhi: có nguy cơ thai nhẹ cân, sinh non, các vấn đề về bánh nhau…
- Đối với mẹ: không đủ máu trong quá trình sinh đẻ, nếu mất máu nhiều phải truyền máu, kéo dài thời gian nằm viện, giảm sản xuất sữa, nếu thiếu máu kéo dài có thể dẫn tới suy tim. Từ đó có thể thấy vai trò của sắt quan trọng với phụ nữ trong thời gian thai kỳ như thế nào.
Một số thực phẩm chứa nhiều sắt?
Các thực phẩm chứa sắt như thịt gia súc, gia cầm, và các thực phẩm khác có nguồn gốc thực vật, sắt được chia làm 2 dạng, sắt heme và sắt không heme. Trong đó:
- Sắt heme: loại này cơ thể hấp thu tốt nhất, thường gặp như thịt bò, thịt gà, thịt heo…
- Sắt không heme: có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, rau bina, đậu phụ, các loại ngũ cốc có bổ sung thêm sắt
Để tăng hiệu quả quá trình hấp thu sắt, bạn cần ăn các thực phẩm giàu chất sắt và cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, cà chua…Vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thu sắt dạng không heme tốt hơn khi bạn ăn cả 2 loại thực phẩm này cùng một bữa ăn.
Mặt khác, một số thực phẩm có thể làm hạn chế quá trình hấp thu sắt và bạn không nên sử dụng các thực phẩm này với các thực phẩm bổ sung sắt như cà phê, trà, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Lưu ý, gan động vật chứa rất nhiều sắt, tuy nhiên, không phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Vì gan chứa hàm lượng vitamin A cao. Nếu quá lạm dụng vai trò của sắt, chẳng hạn như hấp thu quá nhiều vitamin A mà đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có thể tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Khi nào chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt?
Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt khi xét nghiệm nồng Ferritin huyết thanh trong máu thấp hơn 30 μg/L và nồng độ Hemoglobin (Hb) trong máu thấp hơn 11 g/dL trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ hoặc thấp hơn 10,5 g/dL trong 3 tháng giữa hoặc thấp hơn 10 g/dL trong thời gian hậu sản.
Khi nào cần bổ sung sắt?
Trong thời gian thai kỳ bạn cần hiểu rõ vai trò của sắt, mặc dù bình thường và không có chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên, bạn vẫn cần cung cấp ít nhất 27 mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Khi cho con bú, bạn cần cung cấp ít nhất 10 mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bổ sung sắt cho bạn khi khám thai lần đầu tiên và bạn cần tham khảo cũng như hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng.
Quy đổi 30 mg sắt nguyên tố tương đương với 150 mg sắt sulfate heptahydrate, 90 mg sắt fumarate hoặc 250 mg sắt gluconate. Đây là các loại sắt tổng hợp dạng uống có trong các chế phẩm vitamin bổ sung sắt
Một số tác dụng phụ khi bổ sung sắt?
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi bổ sung sắt như buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Các tác dụng phụ này thường được cơ thể thích nghi và tự điều chỉnh trong vòng vài ngày. Nếu bị táo bón, bạn nên uống nhiều nước và ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Nếu vẫn gặp các tác dụng phụ sau vài ngày, bạn có thể chia nhỏ liều thành 2 lần mỗi ngày hoặc sử dụng cùng lúc với bữa ăn.
Để nhận được lời khuyên từ bác sĩ cũng như hiểu rõ hơn vai trò của sắt trong thời gian thai kỳ, mọi người nên tới Phòng Khám Đa Khoa Đà Nẵng Pasteur để được bác sĩ khám và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm
Tham khảo: WHO
#pasteurclinic
#bosungsattrongthaiky