Kẽm là một vi tố quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể chúng ta vì đóng vai trò trong hoạt động của enzyme, hormone và hệ miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy: - Dùng viên ngậm hoặc siro kẽm trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng cảm lạnh giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh.
- Bổ sung kẽm giúp hỗ trợ quá trình lành của vết thương.
- Trong bệnh lý tiêu chảy kẽm giúp giảm các triệu chứng của bệnh, đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng.
- Các nghiên cứu cho thấy kẽm làm chậm tiến triển của tình trạng thoái hóa điểm vàng ở những người lớn tuổi.
- Kẽm oxit bôi tại chỗ giúp điều trị và dự phòng tình trạng hăm tã, cháy nắng
Thiếu kẽm có thể dẫn đến những tình trạng nào? Thiếu kẽm có thể do giá trị sinh học của kẽm trong thực phẩm thấp, bổ sung không đủ hàm lượng theo nhu cầu, quá trình chế biến làm giảm lượng kẽm trong thực phẩm, giảm hấp thu do các vấn đề đường ruột như tiêu chảy mãn tính, phẫu thuật cắt ruột…từ đó dẫn đến các triệu chứng thường gặp như:
- Rụng tóc.
- Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng.
- Loét miệng.
- Giảm cảm giác ngon miệng.
- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, trằn trọc, dễ thức giấc…
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Giảm chất lượng của trứng và tinh trùng.
II. Bổ sung kẽm như thế nào? Có 02 nhóm thức ăn cần chú ý để bổ sung Kẽm: 01. Các loại thức ăn chứa hàm lượng Kẽm cao như hàu, tôm, cua, các loại sò, thịt động vật, vừng, đậu, bột ca cao… 02. Các thực phẩm chất tăng sự hấp thu Kẽm (vitamin A, B6, C và photpho) như rau chân vịt, cà rốt, trứng gà, bí đỏ, khoai lang..
Tùy theo giới tính, độ tuổi và mỗi giai đoạn khác nhau mà nhu cầu kẽm cũng khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe, cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Để biết được tình trạng cơ thể và những điều tốt nhất cho cơ thể, bạn có thể tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận các lời khuyên hữu ích. Dựa vào nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn về khẩu phần ăn trong đó: - Hấp thu tốt: giá trị sinh học của kẽm tốt = 50% khi khẩu phần có nhiều protein động vật.
- Hấp thu vừa : giá trị sinh học kẽm trung bình = 30% khi khẩu phần có lượng vừa phải protein động vật.
- Hấp thu kém: giá trị sinh học kẽm thấp = 15% khi khẩu phần có ít hoặc không có protein động vật.
Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể tư vấn cho bạn thêm những cách chế biến để hàm lượng kẽm và các chất dinh dưỡng khác không bị giảm quá nhiều. Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm thực phẩm bổ sung để đảm bảo đủ nhu cầu kẽm của cơ thể. #pasteurclinic #kem Để được giải đáp kịp thời về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, liên hệ với chúng tôi tại đây khi có bất kỳ thắc mắc nào ! ❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin ❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn ❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh |