VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG CHẨN ĐOÁN ĐAU ĐẦU

Điện não đồ là một bài kiểm tra, sử dụng các điện cực kim loại nhỏ gắn lên da đầu để ghi lại các hoạt động điện của não. Điện não đồ là một kỹ thuật không đau chẩn đoán các tình trạng liên quan đến não. Cùng tìm hiểu vai trò của điện não đồ trong chẩn đoán đau đầu qua bài viết của Bs Nguyễn Trung Tính – Phòng khám đa khoa Pasteur ngay sau đây

  1. ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG) LÀ GÌ [1]

– EEG là một bài kiểm tra, sử dụng các điện cực kim loại nhỏ gắn lên da đầu để ghi lại các hoạt động điện của não.

– Các tế bào não giao tiếp với nhau bằng các xung điện. EEG có thể ghi nhận các xung điện này, giúp phát hiện các hoạt động điện bất thường và có ích trong chẩn đoán các bệnh lý ở não

– EEG là chỉ định chính trong chẩn đoán động kinh. Ngoài ra EEG có thể dùng trong một số bệnh khác liên quan đến não

  1. ĐIỆN NÃO ĐỒ có thể làm được gì? Sau đây là một số chỉ định thường dùng của điện não đồ trong y khoa: [2]

– Dùng để phân loại động kinh

– Wada test giúp xác định bán cầu não trội

– Dùng trong quản lý trạng thái động kinh

– Bệnh nhân thay đổi trạng thái tâm thần do các nguyên nhân khác nhau (ví dụ: bệnh não do nhiễm độc chuyển hóa)

– Đánh giá bệnh nhân bị choáng ngất mà không tìm thấy nguyên nhân từ tim mạch

– Đánh giá bệnh nhân hôn mê trong đơn vị chăm sóc tích cực với tình trạng lú lẫn

Vai Trò Của Điện Não Đồ Trong Chẩn Đoán Đau Đầu
Vai trò của điện não đồ trong chẩn đoán đau đầu
  1. Bác sĩ cần làm gì khi khám một bệnh nhân đau đầu?

* Nguyên nhân đau đầu thường gặp là đau đầu tiên phát (đau đầu dạng cẳng thẳng, migrain, đau đầu cụm).

* Bênh cạnh đó có những bệnh lý có thể gây đau đầu thứ phát: u não, xuất huyết nội sọ, đau đầu do bệnh lý từ cổ

## Bác sĩ lâm sàng cần nhận định khi nào nghi ngờ đau đầu thứ phát:

– Khám và đảm bảo bệnh nhân không có dấu hiệu cờ đỏ:

Các triệu chứng toàn thân, gồm sốt

+ Tiền sử u

+ Khiếm khuyết thần kinh (bao gồm thay đổi tri giác)

+ Đau khởi phát đột ngột

+ Người lớn tuổi (đau đầu khởi phát sau 50 tuổi)

+ Đau khi thay đổi tư thế

+ Đau sau chấn thương

+ Mang thai hoặc hậu sản

+ Sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều

– Khám và tìm các dấu hiệu gợi ý đau đầu thứ phát:

+ Giảm thị giác, đau đầu chỉ 1 bên (ví dụ: side-lock pain)

Nếu có 1 trong 2 điều trên cần tìm nguyên nhân đau đầu thứ phát. Xét nghiệm cần làm nếu nghi ngờ là:

+ CT-scan hoặc MRI

+ Chọc dịch não tũy

Điện não đồ: Theo hiệp hội đau đầu quốc gia Hoa Kỳ (NHF), EEG chưa cho thấy hiệu quả trong việc phát hiện các dưới nhóm của đau đầu cũng như đau đầu do các bất thường cấu trúc. Do đó, EEG không được khuyến cáo dùng thường quy trong đau đầu [3], [4]

  1. Vậy điện não đồ có vai trò nào trong chẩn đoán đau đầu:

* EEG có thể được chỉ định trong một số trường hợp: [5]

– Đo điện não đồ giữa các cơn đau đầu khi nghi ngờ động kinh:

+ Cơn đau ngắn bất thường

+ Có triệu chứng aura không bình thường (ví dụ: cảm giác khứu giác)

+ Cơn đau đầu kèm với khiếm khuyết thần kinh nặng

+ Có các yếu tố nguy cơ động kinh

– Đo điện não trong cơn đau đầu khi cơn đau nghi ngờ là triệu chứng của cơn động kinh hoặc cơn đau gợi ý aura phức tạp và trong lúc aura có liên quan đến suy giảm ý thức hoặc lú lẫn

==> Tóm lại, Điện não đồ không phải là một phương tiện đường dùng thường quy trong chẩn đoán và điều trị các trường hợp đau đầu.

–Tham khảo–
[1] EEG (electroencephalogram) – Mayo Clinic

[2] Electroencephalogram – StatPearls – NCBI Bookshelf (nih.gov)

[3] Evaluation of Acute Headaches in Adults | AAFP

[4] Frequent Headaches: Evaluation and Management | AAFP

[5] Neurophysiological tests and neuroimaging procedures in non-acute headache (2nd edition) – PubMed (nih.gov)

Bs Nguyễn Trung Tính – Phòng khám đa khoa Pasteur