Việc tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai và trong thời kỳ mang thai là điều rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé… Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vắc xin trong thời kỳ này..
Bài viết sau đây THS BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám đa khoa Pasteur xin gửi đến các chị em phụ nữ những điều cần lưu ý cũng như các loại vắc xin nào cần phải tiêm trước và trong thời kỳ mang thai để mọi người có thêm kiến thức đầy đủ nhất và nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây..
Vắc-xin là gì?
Vắc xin có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc gây tử vong. Chúng hoạt động bằng cách chuẩn bị cho cơ thể chống lại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng.
Vắc xin thường thấy ở dạng tiêm, Nhưng một số loại thấy ở dạng xịt mũi hoặc dưới dạng uống. Vắc xin còn được gọi là “sự tiêm chủng” hoặc “sự tạo miễn dịch”.
Tại sao tôi nên tiêm chủng?
Tiêm vắc xin có thể giúp giữ cho bạn không bị nhiễm trùng nghiêm trọng.Điều quan trọng là bạn phải được tiêm phòng ngay cả khi bạn không mang thai.
Nhưng nếu bạn đang mang thai và bị một số nhiễm trùng xác định, bạn có thể gặp vấn đề trong quá trình mang thai. Tiêm chủng cũng có thể giúp giữ cho trẻ không bị mắc các vấn đề về sức khỏe trước hoặc sau sinh.
Tôi nên biết những gì về vắc-xin khi dự định mang thai?
Nếu bạn có dự định mang thai, bạn nên chắc chắn rằng bạn đã tiêm đủ các loại vắc-xin cần thiết. Điều này có ý nghĩa là bạn nhận được tất cả các loại vắc-xin mà bác sĩ hoặc y tá khuyên dùng.
Nếu bạn không chắc chắn bạn đã tiêm tất cả các loại vắc-xin, bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
Điều đặc biệt quan trọng là phụ nữ phải tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu trước khi mang thai. Đó là bởi vì vắc-xin để dự phòng các bệnh nhiễm trùng này không thể cung cấp cho phụ nữ mang thai.
Nếu phụ nữ trong thai kỳ chưa được tiêm phòng bị nhiễm trùng, họ có thể gặp nhiều vấn đề. Các vấn đề có thể bao gồm:
- Truyền bệnh cho em bé, trong khi mang thai hoặc trong vài tháng đầu sau khi sinh.
- Sẩy thai – Sẩy thai là khi thai kỳ tự kết thúc trước khi em bé có thể sống ở ngoài tử cung.
- Sinh non.
- Trẻ sinh ra mang dị tật bẩm sinh.
Phụ nữ cần tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella hoặc thủy đậu và nên tiêm ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Điều quan trọng nữa là phụ nữ phải tiêm đủ các mũi vắc-xin HPV trước khi mang thai.
Vắc-xin HPV không được tiêm trong khi mang thai, mặc dù nếu họ tiêm trước khi biết mình có thai thì vẫn an toàn.
Tôi có cần tiêm vắc-xin thủy đậu nếu tôi đã từng mắc thủy đậu không?
Không. Nếu bạn bị nhiễm thủy đậu trong quá khứ, bạn không cần phải tiêm vắc-xin. Những người đã từng bị thủy đậu không thể mắc bệnh trở lại.
Những loại vắc-xin nào an toàn có thể tiêm trong khi mang thai?
Một số vắc-xin an toàn để tiêm khi mang thai. Chúng bao gồm vắc-xin để ngăn ngừa:
- Cúm: tất cả người trưởng thành nên được tiêm vắc-xin cúm mỗi năm. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai. Đó là bởi vì phụ nữ mang thai có xu hướng bị cúm nặng hơn những người không mang thai. Vắc-xin cúm có thể giữ cho người phụ nữ không mắc bệnh. Nó cũng có thể giúp cho em bé không bị cúm trong vài tháng đầu đời.
- Uốn ván, bạch hầu và ho gà – uốn ván là nguyên nhân làm cho các cơ của cơ thể hoạt động bất thường. Bạch hầu có thể gây ra một lớp giả mạc ở phía sau cổ họng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Ho gà gây ra hiện tượng ho dữ dội. Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà vào tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ, ngay cả khi họ đã được tiêm trước đó. Điều này chủ yếu để bảo vệ em bé khỏi bị ho gà trong vài tháng đầu sau sinh. Ho gà ở trẻ có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong
- Một số phụ nữ có thể tiêm các vắc-xin khác trong khi họ đang mang thai. Ví dụ, phụ nữ có thể tiêm một số vắc-xin nhất định nếu họ có các điều kiện y tế khác hoặc có kế hoạch đi du lịch đến một quốc gia khác.
Tôi cần tiêm bao nhiêu liều vắc-xin?
Điều này khác nhau ở mỗi loại vắc-xin. Một số vắc-xin hoạt động chỉ sau 1 liều. Một số loại khác cần 2 hoặc nhiều liều để ngăn ngừa nhiễm trùng. Hầu hết các vắc-xin mất một vài tuần để hoạt động.
Những tác dụng phụ nào vắc-xin có thể gây ra?
Thông thường, vắc-xin không gây ra tác dụng phụ. Khi chúng gây ra tác dụng phụ, chúng có thể gây ra:
- Đỏ, sưng nhẹ hoặc đau nhức vùng được tiêm.
- Sốt nhẹ.
- Phát ban nhẹ.
- Đau đầu hoặc đau nhức cơ thể.
Vắc xin đôi khi cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sốc phản vệ. Tuy nhiên tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm.
Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn về những tác dụng phụ có thể xảy ra mỗi khi bạn tiêm vắc-xin. Nếu bạn có phản ứng hoặc vấn đề sau khi tiêm vắc-xin, hãy cho anh ấy hoặc cô ấy biết.
Nếu tôi bị dị ứng với trứng, tôi có thể chủng ngừa vắc-xin cúm được không?
Có. Một số dạng vắc-xin cúm có chứa một lượng nhỏ trứng. Nhưng số lượng nhỏ đến mức không gây ra phản ứng dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với trứng, bạn vẫn nên chủng ngừa cúm, đặc biệt nếu bạn đang mang thai.
Điều gì có thể xảy ra nếu tôi đang mang thai nhưng chưa từng tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella hoặc thủy đậu?
Nếu bạn đang mang thai và chưa từng tiêm những vắc-xin và chưa từng mắc các bệnh nhiễm trùng kể trên, bạn nên tránh những ngườiđang mắc các bệnh này. Nếu bạn phát hiện ai đó xung quanh bạn bị thủy đậu hoặc rubella, hãy gọi bác sĩ hoặc y tá của bạn càng sớm càng tốt. Anh ấy hoặc cô ấy có thể cho bạn biết nếu bạn nên làm gì.
Các mẹ có thể đọc thêm 1 số bài viết hữu ích khác
- Tư vấn sức khỏe trước khi mang thai cần lưu ý
- Những sai lầm cần tránh trong ăn uống khi mang thai
- Những vấn đề bổ sung Vitamin trước khi sinh
- Đau bụng khi mang thai có bình thường hay không