Hễ thấy mệt mỏi, kém ăn, nhiều người nghĩ ngay đến việc truyền dịch, thậm chí tự truyền ở nhà. Điều đó có đúng không?
Truyền dịch là giải pháp tối ưu cho sức khỏe nhưng chỉ thực sự có lợi khi cơ thể cần phục hồi sức khỏe. Truyền nước muối hoặc truyền nước hoa quả để giảm thiểu mệt mỏi là biện pháp thường được nhiều người áp dụng. Nhưng đây không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc tăng cường sức khỏe.
Nhiều người thường tìm đến các bác sĩ tư để truyền nước nhưng cũng có người tự ý truyền nước ở nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ và sự theo dõi của nhân viên y tế. Thực tế, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý cũng như lạm dụng truyền dịch.
KHI NÀO THÌ NÊN TRUYỀN DỊCH
Cũng có nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình không nên áp dụng biện pháp truyền dịch để phục hồi sức khỏe. Chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…; người bệnh không thể ăn, uống. Những bệnh nhẹ không nên.
Giống như vụ việc tại “ Vĩnh Phúc, một nạn nhân đã bị tử vong vì truyền dịch. Cụ thể, khoảng 8 giờ ngày 18/4/2017, anh P.V.Q (SN 1974, phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên) đến quầy thuốc tân dược Hiền Chi (quầy thuốc gần nhà anh Q.) nhờ truyền dịch.
Tại đây, 2 dược sỹ sử dụng 3 loại thuốc gồm 2 lọ dung dịch Glucose 5%, 2 ống Calciclorid 50ml và 2 ống Dimedrol 10mg/1ml truyền vào tĩnh mạch anh Q.
Sau đó, khoảng 9h30, anh Q có biểu hiện bủn rủn tay chân, da tái nhợt, kêu mệt mỏi nên được đưa đến trung tâm y tế cấp cứu. Tuy nhiên, anh Q. không qua khỏi.”
Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn so với việc bù nước qua đường uống. Có thể bù nước bằng cách thông thường như uống dung dịch oresol, hoặc với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Gglucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà-phê đường. Hay truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.
Tai biến nguy hiểm nhất là sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch hoặc do nhiễm trùng, chệch ven… Nếu xảy ra sốc phản vệ tại nhà, nguy cơ tử vong rất cao vì xử lý chậm.
Vì vậy, trong mọi trường hợp cần đều phải có sự chỉ định của bác sĩ. Theo đó, bác sĩ tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi, và luôn có nhân viên y tế theo dõi. Tự ý truyền dịch có thể dẫn đến mất mạng.
THS. BS Trần Quốc Khánh
Khoa tiêu hóa – gan mật phòng khám Pasteur