Trĩ tắc mạch hay trĩ huyết khối là gì?
Bệnh trĩ huyết khối xảy ra khi búi trĩ bên trong hoặc ngoài hình thành nên những cục máu đông, ngăn chặn một phần hoặc toàn bộ lưu lượng máu. Bệnh trĩ huyết khối có thể hình thành từ một búi trĩ ngoại đã vỡ và gây nên cục máu đông. Cục máu đông khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây tắc nghẽn, viêm, sưng to kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như các hoạt động hàng ngày như đi bộ, đứng, ngồi hoặc đi vệ sinh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ xuất hiện trĩ tắc mạch?
- Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên: Bị táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày sẽ gây ra áp lực cho hậu môn khiến các búi trĩ được hình thành.
- Ngồi nhiều lười vận động: Việc ngồi nhiều cũng làm tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng dẫn đến việc hình thành các búi trĩ.
- Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ gây ra táo bón, làm giảm nhu động ruột khiến cho việc đi tiêu trở nên khó khăn và dễ dẫn đến bệnh trĩ tắc mạch.
- Người cao tuổi: Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa cũng dễ dẫn đến táo bón thường xuyên từ đó có thể gây ra bệnh trĩ.
- Phụ nữ có thai: Sự thay đổi chế độ ăn uống trong thai kỳ như ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ cộng với lo lắng, căng thẳng có thể gây ra táo bón. Thêm vào đó, áp lực của thai nhi xuống hậu môn trực tràng gây chèn ép lên các tĩnh mạch cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.
- Do bệnh lý: Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như đại tràng, nứt hậu môn hoặc béo phì cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ tắc mạch.
- Sinh con: Vì áp lực từ việc rặn có thể ảnh hưởng đến hậu môn.
- Trì hoãn đi tiêu: Thói quen nhịn đi tiêu sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng và có thể dẫn đến bệnh trĩ tắc mạch.
Triệu chứng của Trĩ tắc mạch là gì?
- Đau dữ dội: Các cơn đau nhói, dữ dội và kéo dài từ 4 – 6 ngày ở vùng hậu môn.
- Khó khăn khi đại tiện: Người bệnh thường có cảm giác muốn đại tiện nhưng lại gặp khó khăn khi đại tiện.
- Khó khăn khi đi lại hoặc ngồi: Trĩ tắc mạch làm cơ vòng hậu môn gặp khép lại, gây khó khăn khi đi lại hoặc ngồi.
- Chảy dịch, máu, lở loét, hoại tử hậu môn: Khi các cục máu đông bị vỡ, gây sưng và đau, dịch có thể chảy ra và làm lở loét, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử hậu môn.
Điều trị như thế nào?
- Nội khoa: chỉ định đối với những trường hợp trĩ tắc mạch mức độ nhẹ, sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, chống sưng nề…kết hợp với giữ vệ sinh vùng hậu môn.
- Ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa được chỉ định với những trường hợp tắc mạch trĩ mức độ nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa. Bệnh nhân được phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.
Phòng ngừa tắc mạch trĩ
Bệnh nhân trĩ cần chủ động phòng ngừa biến chứng tắc mạch trĩ có thể xảy ra hoặc tái phát, bằng cách lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, …
- Không ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị như cay, nóng.
- Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít nước).
- Tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn để hạn chế táo bón.
- Tập luyện các bài tập phù hợp để cải thiện chức năng tiêu hóa và kích thích nhu động ruột (yoga).
- Tránh làm tăng áp lực lên búi trĩ gây tắc mạch trĩ bằng cách không khuân vác nặng, lao động gắng sức, ngồi quá lâu.
Hoặc có thể đặt lịch khám tại Đơn vị Tiêu hóa – Gan mật
Tham khảo: Wikipedia
#pasteurclinic
#tritacmach