Ung thư khoang miệng là gì?
Ung thư khoang miệng là ung thư hình thành và phát triển trong các mô của miệng hoặc vùng họng. Nó thuộc một nhóm ung thư lớn hơn gọi là ung thư đầu mặt cổ. Hầu hết các trường hợp phát triển từ các tế bào vảy ở miệng, lưỡi, và môi.
Các loại ung thư khoang miệng?
Gồm các loại ung thư của:
Môi
Lưỡi
Niêm mạc má
Nướu
Sàn miệng
Khẩu cái cứng và mềm
Bác sĩ răng hàm mặt thường là Bác sĩ đầu tiên phát hiện các bất thường của ung thư miệng. Do đó, khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm các tổn thương bất thường.
Nguyễn nhân gây ung thư khoang miệng
Nguyên nhân ung thư khoang miệng chưa được biết rõ, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố được xác định là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Thuốc lá: Thuốc lá có liên quan đến hầu hết các ung thư khoang miệng ở nam và hơn nửa số ung thư khoang miệng ở nữ. Chỉ có khoảng 2-10% bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên không hút thuốc lá. Mọi hình thức sử dụng thuốc lá đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng (dạng xì gà, tẩu, thuốc lá dạng nhai (chewing), thuốc lá dạng hít (snuff) và hút thuốc lá ngược đầu). Xì gà, hút tẩu có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn thuốc lá thông thường, hút tẩu còn làm tăng nguy cơ ung thư môi.
- Rượu: Uống rượu cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư khoang miệng. Chỉ có dưới 3% bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên không uống rượu. Rượu và thuốc lá có tác dụng hiệp đồng với nhau. Một yếu tố đơn độc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2-3 lần, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể tăng gấp 15 lần.
- Nhai trầu: Người nhai trầu có nguy cơ ung thư khoang miệng cao gấp 4-35 lần người không có thói quen này. Nhai trầu có liên quan tới bạch sản – một tổn thương tiền ung thư. Thành phần trầu bao gồm lá trầu, vỏ cau, vôi, rễ cây… được nhai hoặc nghiền trong cối, tạo nên một dung dịch màu đỏ thường đọng lại ở lợi hàm dưới trong quá trình nhai trầu. Miếng trầu thường cọ xát vào môi, niêm mạc má là lợi hàm dưới. Một số trường hợp còn dùng thêm một chút thuốc lào chà xát lên răng và lợi hàm, sau đó bỏ đi hoặc tiếp tục nhai lẫn với miếng trầu. Như vậy, khi nhai trầu niêm mạc miệng phải chịu đồng thời tác động cơ học và hóa học.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng?
Một yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư khoang miệng là hút thuốc lá. Nó bao gồm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc tẩu, cũng như thuốc lá nhai.
Những người sử dụng một lượng lớn rượu, bia và thuốc lá thậm chí còn có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là khi sử dụng 2 loại này một cách thường xuyên.
Các yếu tố nguy cơ khác, có thể là:
Nhiễm HPV
Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời
Tiền sử mắc ung thư khoang miệng trước đây
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư khoang miệng hoặc các loại ung thư khác
Suy giảm miễn dịch
Suy dinh dưỡng
Di truyền
Nam giới
Nam giới có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng gấp 2 lần nữ giới.
Ung thư khoang miệng có thể biểu hiện các triệu chứng gì?
Vết loét ở môi hoặc miệng không lành
Một khối hoặc bất kỳ sự phát triển bất thường nào ở khoang miệng
Chảy máu từ khoang miệng
Răng lung lay
Đau hoặc khó nuốt
Khó lắp răng giả
Khối vùng cổ
Đau tai dai dẳng
Giảm cân nhiều
Tê vùng môi dưới, mặt, cổ hoặc cằm
Xuất hiện các mảng trắng, đỏ trong hoặc trên miệng hoặc môi
Đau họng
Đau hoặc cứng hàm
Đau lưỡi
Một số triệu chứng này, chẳng hạn như đau tai hoặc đau họng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bất kỳ các triệu chứng nào được để cập ở trên xuất hiện dai dẳng không cải thiện hoặc nhiều triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Bạn nên đến khám Nha sĩ hoặc Bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân.
Tham khảo: Wikipedia
>> Khi có triệu chứng về khoang miệng có thể thăm khám tại khoa Ung bướu phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868