Tìm hiểu về căn bệnh ung thư phổi

Theo dữ liệu thống kê ung thư phổi chiếm vị trí thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là căn bệnh ung thư chính gây tử vong do trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bài viết này, Phòng khám đa khoa Pasteur sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại ung thư nguy hiểm này.

1. Các nguyên nhân ung thư phổi phổ biến

 Nguyên Nhân Gây Ung Thư Phổi
Các nguyên nhân gây ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư bắt đầu ở phổi và có thể lan sang các khu vực khác của cơ thể. Các triệu chứng và cách điều trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư và mức độ lây lan của nó. Dưới đây là những nguyên nhân gây ung thư phổi phổ biến:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Khoảng 90% người mắc ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá. Đặc biệt, không chỉ người hút mới có nguy cơ mắc ung thư cao hơn mà những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư này.
  • Nhiễm hóa chất và phóng xạ độc hại: Tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay chất phóng xạ thường xuyên cũng được chứng minh là tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Đột biến di truyền: Các đột biến gen TP53, EGFR và KRAS có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, phân chia và sửa chữa tế bào.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi: Có các thành viên trong gia đình bị ung thư phổi làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Tiền sử cá nhân mắc bệnh ung thư phổi: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư phổi hơn nếu bạn đã từng bị ung thư này trong quá khứ, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.
  • Xạ trị ngực trước đây: Xạ trị có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Lưu ý rằng có những người mắc ung thư phổi dù không có yếu tố nào trong những yếu tố kể trên, mà các yếu tố này chỉ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

2. Một số dấu hiệu ung thư phổi

Dấu hiệu của ung thư phổi có thể xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau và có thể biến đổi tùy thuộc vào loại ung thư và vị trí của nó. Dưới đây là một số dấu hiệu chung có thể nhận biết ung thư phổi:

  • Ho kéo dài hoặc ngày càng nặng
  • Ho ra đờm hoặc máu
  • Đau ngực nhiều hơn khi hít thở sâu, cười hoặc ho
  • Giọng khàn khàn
  • Thở khò khè
  • Yếu và mệt mỏi
  • Chán ăn và giảm cân
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản
Dấu Hiệu Mắc Ung Thư Phổi
Một số dấu hiệu mắc ung thư phổi

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện dần dần. Nếu bạn có những triệu chứng này, nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán sớm.

3. Ung thư phổi có mấy giai đoạn?

Ung thư phổi được phân loại thành các giai đoạn khác nhau dựa trên mức độ lan rộng của bệnh và kích thước của khối u. Dưới đây là tổng quan về các giai đoạn của ung thư này:

  • Giai đoạn tiềm ẩn: Không rõ lý do, các bác sĩ không thể xác định được khối u, nhưng các tế bào ung thư có thể nhìn thấy trong đờm hoặc các xét nghiệm dịch cơ thể khác. Xét nghiệm cũng cho thấy ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc những nơi khác.
  • Giai đoạn 0: Ung thư chỉ xuất hiện trong lớp biểu mô của các tế bào bao phủ đường khí quản, không có bằng chứng nào cho thấy nó đã đi sâu hơn vào các mô phổi, các hạch bạch huyết gần đó hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 1: Ung thư được tìm thấy trong phổi nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc bất cứ nơi nào khác.
  • Giai đoạn 2: Ung thư nằm ở phổi và các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 3: Ung thư nằm ở phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực.
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã lan đến cả hai phổi, vào khu vực xung quanh phổi hoặc đến các cơ quan ở xa.

Tất cả các giai đoạn này có thể chia thành các giai đoạn phụ tùy thuộc vào loại ung thư phổi, kích thước của khối u và các bộ phận cơ thể cụ thể mà nó ảnh hưởng.

Ung Thư Phổi Có Mấy Giai Đoạn
Ung thư phổi có mấy giai đoạn

4. Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi không phải là bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường giữa người và người. Tuy nhiên như đã liệt kê trong các nguyên nhân thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi có thể cao hơn ở một số người vì yếu tố di truyền. Tuy nhiên yếu tố này chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chứ không chắc chắn sẽ mắc ung thư.

5. Cần làm gì để tầm soát ung thư phổi?

Tầm Soát Ung Thư Phổi
Tầm soát ung thư phổi

Bác sĩ có thể sử dụng nhiều xét nghiệm và tầm soát ung thư phổi:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Họ sẽ kiểm tra sinh hiệu như nhịp tim, huyết áp, hơi thở và kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung nếu nhận thấy bất cứ điều gì bất thường.
  • Chụp CT: Chụp CT hay chụp X-quang là chụp ảnh bên trong cơ thể, cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các cơ quan nội tạng. Chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định ung thư hoặc khối u sớm.
  • Nội soi phế quản: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, có đèn qua miệng hoặc mũi và xuống phổi để kiểm tra phế quản và phổi. Họ có thể lấy một mẫu tế bào để kiểm tra.
  • Xét nghiệm đờm: Bác sĩ sẽ gửi mẫu đờm đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có bất kỳ tế bào ung thư hoặc các tế bào bất thường nào khác.
  • Sinh thiết phổi: Một số khối u có thể có những đặc điểm đáng ngờ, nhưng các bác sĩ X quang không thể chắc chắn chúng là lành tính hay ác tính. Khi đó, sinh thiết hoặc các xét nghiệm khác mới có thể giúp bác sĩ xác minh xem có phải là ung thư không và loại ung thư cụ thể.

Tầm soát ung thư phổi định kỳ không chỉ hỗ trợ phát hiện bệnh sớm mà còn giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh.

Vậy là Phòng khám đa khoa Pasteur đã giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm này. Nếu có thắc mắc cần đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao của chúng tôi tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ ngay hotline 0236.9999.868 nhé!