Trẻ sơ sinh có chiều cao và cân nặng tăng nhanh chóng, khi trẻ 1 tuổi cân nặng có thể tăng gấp rưỡi so với giai đoạn vừa chào đời.
Chiều cao của trẻ sơ sinh khi được 1 tuổi sẽ tăng khoảng 25cm so với lúc sơ sinh và đạt khoảng 75 cm. Trẻ bước sang 2 tuổi thì chiều cao có thể tăng thêm 10 cm và đạt mức trung bình là 85 cm đến 86 cm. Trẻ em từ 10 tuổi trở đi chiều cao sẽ tăng trung bình 5 cm mỗi năm.
Vì vậy, đo chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh định kỳ giúp bạn theo dõi tình trạng phát triển thể chất ở trẻ, theo dõi nguy cơ thừa dinh dưỡng gây tăng cân, nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến cân nặng và những số đo khác của trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số yếu tố thường gặp mà ba mẹ có thể tham khảo, từ đó có những cách chăm sóc và theo dõi trẻ phù hợp.
Những yếu tố của một trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với bình thường
- Ba mẹ của trẻ sơ sinh có thể trạng lớn hoặc người mẹ thừa cân
- Chủng tộc của người mẹ
- Thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần
- Thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể
- Người mẹ tăng cân khi mang thai
- Người mẹ bị tiểu đường trước hoặc trong khi mang thai
- Người mẹ từng sinh con có cân nặng lớn hơn bình thường
Trẻ sơ sinh có thể có một số bất thường về chuyển hóa như Glucose máu và canxi thấp, chấn thương trong quá trình chuyển da, vàng da…Gần 1/3 trẻ lớn hơn gặp khó khăn khi bú sữa. Hãy trao đổi với bác sĩ Nhi khoa để theo dõi chặt chẽ những tình trạng này.
Những yếu tố của một trẻ sơ sinh nhỏ lớn hơn so với bình thường
- Trẻ sinh non
- Thể trạng của ba mẹ nhỏ
- Chủng tộc của người mẹ
- Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi
- Người mẹ có các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch hay bệnh thận
- Suy dinh dưỡng
- Người mẹ lạm dụng chất kích thích khi mang thai
Một em bé có cân nặng nhỏ cần được theo dõi nhiệt độ, Glucose máu và nồng độ huyết sắc tố. Sau khi sinh, cần được bác sĩ nhi khoa đánh giá kỹ trước khi cho trẻ về nhà.
Bác sĩ sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng để đánh giá các số đo cơ thể như chiều dài, cân nặng và chu vi vòng đầu ở trẻ trai và trẻ gái. Trẻ sẽ được đo và kiểm tra các chỉ số này tại mỗi lần khám sức khỏe. Sự đánh giá này giúp nhân viên y tế có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, tuy nhiên không quyết định thể trạng của trẻ khi lớn lên.
Như vậy, dựa vào kết quả đo cân nặng và chiều cao ở trẻ, bạn có thể theo dõi tình trạng phát triển và khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó có chế độ chăm sóc tốt giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Tham khảo: Wikipedia
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về sức khỏe hoặc các chỉ số chiều cao của trẻ, vui lòng liên hệ ???? ???? ??? để được hỗ trợ nhanh nhất