1.AI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ?
Không phải tất cả phụ nữ đi tầm soát, mà:
-Đối với Nguy cơ trung bình:
Theo ACS:
- Phụ nữ 40 – 44 tuổi nên có lựa chọn bắt đầu tầm soát ung thư vú hàng năm bằng chụp nhũ ảnh nếu muốn.
- Phụ nữ 45 – 54 tuổi nên chụp nhũ ảnh hàng năm.
- Phụ nữ 55 tuổi trở lên nên chụp nhũ ảnh 2 năm một lần, hoặc có thể tiếp tục hàng năm.
Theo NCCN:
Nhóm trẻ hơn : 25 đến < 40 tuổi: tự khám vú mỗi tháng và thông báo thay đổi, bác sĩ khám mỗi 1-3 năm là giải pháp thay thế.
-Đối với Nguy cơ cao:
- Mang đột biến gen di truyền,chẳng hạn như gen BRCA1 hoặc BRCA2.
- Tiền sử gia đình (người thân mức độ một, như mẹ, con gái hoặc chị gái) bị ung thư vú.
Một số hội chứng di truyền chẳng hạn như hội chứng Li-Fraumeni hoặc Cowden.
2. PHƯƠNG PHÁP CHÍNH ĐỂ TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ LÀ GÌ?
CHỤP X QUANG TUYẾN VÚ bằng tia X : Có 3 loại:
- Chụp nhũ ảnh film: phim rửa, hầu như không còn dùng
- Chụp nhũ ảnh kỹ thuật số: hình ảnh trên lưu trên máy tính và in ra film.
- Chụp nhũ ảnh chụp vú kỹ thuật số hàng loạt (DBT) hình ảnh của vú từ nhiều góc độ khác nhau. Một máy tính được sử dụng để tạo hình ảnh 3 chiều.
+ cải thiện độ nhạy và độ đặc hiệu
+ đặc biệt ích lợi với mô vú dày
+ tăng tiếp xúc với phóng xạ những vẫn trong hướng dẫn của FDA.
Riêng nhóm nguy cơ cao: Nhũ ảnh + MRI từ 30 tuổi trở lên (NCCN)
3. Dấu ấn bướu máu ung thư vú CA 15-3, CEA, CA 72-4 có dùng để tầm soát ung thư vú không?
- Không: do hầu hết không tăng trong máu với ung thư sớm, nên bỏ sót ung thư sớm cao.
- Không được một tổ chức nào trên thế giới đề nghị tầm soát ung thư vú.
4. Siêu âm đơn độc có dùng để tầm soát UNG THƯ VÚ hay vai trò của siêu âm trong tầm soát ung thư vú như thế nào?
Phát hiện
- Đơn độc không được đề nghị bởi hầu hết không phát hiện vi vôi hóa, tổn thương sớm thường gặp của ung thư sớm trên nhũ ảnh và nghiên cứu siêu âm đơn độc độ nhạy, độ đặc hiệu thấp. Không được đề nghị bởi các hiệp hội như NCCN cho phụ nữ nguy cơ trung bình.
- Chỉ hỗ trợ nhũ ảnh khi mô vú dày loại BCD/nhũ ảnh.
- Ở mô vú dày, siêu âm giúp tăng phát hiện tổn thương ung thư nhưng cũng tăng phát hiện bướu lành, tức tăng độ nhạy (tránh bỏ sót ung thư) nhưng cũng kèm tăng dương tính giả (tăng chẩn đoán nhầm)
- Ở mô vú dày, nhũ ảnh đơn độc độ nhạy 50% với nhũ ảnh + siêu âm 77,5%.
Đánh giá
Khi nhũ ảnh phát hiện tổn thương ngờ, siêu âm giúp định vị tổn thương để sinh thiết.
5. Nhũ ảnh là phương tiện tầm soát ít có giá trị ở người trẻ (< 40 tuổi) do mô vú dày, vậy tầm soát bằng cách nào nếu không dùng siêu âm đơn độc?
- Chụp nhũ ảnh ít có khả năng tìm thấy khối u vú hơn ở những phụ nữ có mô vú dày đặc . Bởi vì cả khối u và mô vú dày đặc đều xuất hiện màu trắng trên nhũ ảnh, có thể khó tìm thấy khối u hơn khi có mô vú dày đặc. Phụ nữ càng trẻ càng có nhiều mô vú dày đặc.
- Siêu âm chưa đủ bằng chứng cho nhóm nguy cơ trung bình ở nhóm tuổi này
- Theo NCI, ở những phụ nữ có nguy cơ phát triển ung thư vú trung bình, chụp nhũ ảnh tầm soát trước 40 tuổi không cho thấy bất kỳ lợi ích nào.
- NCCN : thay thế bằng là tự khám vú và CBE mỗi một đến 1-3 năm.
5. Bao lâu thì tầm soát UNG THƯ VÚ một lần, tại sao phải tầm soát nhiều lần? Có gây hại gì không?
- Nguy cơ trung bình tuổi: mỗi năm với 40-54 tuổi, mỗi 2 năm với 55 tuổi trở lên
- Nguy cơ cao như mang gen di truyền: mỗi 6 tháng
- Nguy cơ ung thư là suốt đời nên phải tầm soát cả đời, khi nào còn khỏe và không bệnh lý kèm mãn tính nặng.
- Nguy cơ nhiễm phóng xạ do tia X thấp và được chứng minh là an toàn.
6. Có thể xuất hiện UNG THƯ VÚ giữa hai lần tầm soát không? Nếu có bằng cách nào để phát hiện?
- Tầm soát không thể phát hiện 100% các trường hợp ung thư sớm nên có 1 tỉ lệ không phát hiện sớm được nhưng tỉ lệ này khá thấp do âm tính giả (thay đổi từ %), khả năng bỏ sót ung thư của nhũ ảnh hoặc nhũ ảnh + siêu âm/MRI.
- Tự khám vú giúp phát hiện ít nhất 1 trong 10 dấu hiệu gợi ý ung thư vú và nên khám ngay để được chẩn đoán sớm
Tham khảo: Yhoc.io
>> Các chị em có những thắc mắc về tầm soát ung thư vú hoặc đặt lịch hẹn thăm khám, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để được hỗ trợ.