Tầm soát ung thư gan là gì? Các xét nghiệm tầm soát ung thư gan là như thế nào? lý do vì sao phải tầm soát – Cách tầm soát ung thư gan ra làm sao…. Đó chắc hẳn là những thắc mắc cũng như câu hỏi của rất nhiều người hiện nay…
Bài viết sau đây của BS CKII Nguyễn Hữu Hòa tại phòng khám đa khoa pasteur sẽ giải thích đầy đủ cho các bạn hiểu thêm về vấn này một cụ thể và chi tiết nhất.. Để các bạn có thêm kiến thức cũng như chăm sóc sức khỏe của mình và người thân cũng như thăm khám bác sĩ kịp thời.
I/ Tại sao phải tầm soát ung thư gan
1/ Tính phổ biến, trầm trọng
Bệnh phổ biến và tỉ lệ tử vong cao
Theo NCCN 2018, tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư nói chung đang giảm nhưng tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư gan đang gia tăng.
Theo báo cáo của WHO, năm 2017 ở Việt Nam tỉ lệ tử vong do ung thư gan là 27.249 trường hợp, chiếm 5,4% tổng số các trường hợp tử vong hay tử vong trong dân số là 29,96/100.000 dân, xếp hàng thứ ba trên thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong cao là do phát hiện bệnh giai đoạn trễ nên điều trị kém hiệu quả.
Sống còn 5 năm đối với những trường hợp ung thư gan khu trú cắt bỏ được là 50%, còn đã di căn thì chỉ còn 3-11%.
2/ Yếu tố nguy cơ
Trên toàn thế giới, HBV là nguyên nhân hàng đầu gây mắc bệnh và tử vong do ung thư tế bào gan (HCC).
Có 3 nhóm yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân:
Nhiễm virus viêm gan
- Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư gan (loại HCC) là nhiễm vius viêm gan B (HBV) và hoặc C (HCV).
- Nguy cơ cao hơn nữa khi:
- Nhiễm HBV mạn tính với HBeAg và HBsAg đều dương tính.
- Nhiễm virus viêm gan mạn mà tải lượng virus (viral load) HBV DNA và HCV RNA cao (đây là yếu tố nguy cơ độc lập gây ung thư gan).
Không do nhiễm virus
- Xơ gan rượu
- Nhiễm chất sắt di truyền (GH, Genetic hemochromatosis)
- Bệnh chuyển hóa: béo phì, tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD, non-alcoholic fatty liver disease), viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH, non-alcoholic stealohepatitis),
- Aflatoxin (nấm Aspergillus trong ngũ cốc)
- Hiếm khác
Yếu tố nguy cơ chưa biết
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân hay không có yếu tố nguy cơ
3/ Mục đích và hiệu quả của tầm soát
Mục đích tầm soát ung thư gan là phát hiện ung thư sớm ở những bệnh nhân không triệu chứng và sẽ cho kết quả thuận lợi với điều trị hiệu quả hơn.
Các bệnh nhân có tầm soát:
- Khả năng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cao hơn (71% so với 30%)
- Khả năng chữa lành cao hơn (51% so với 24%)
- Tỉ lệ sống còn cao hơn (51% so với 28% sau 3 năm)
=
4/ Phương pháp tầm soát
+ Siêu âm
Hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) và Hội Nghiên cứu Bệnh Gan Châu Âu (EASL) – Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu (EORTC) đề nghị siêu âm tầm soát ung thư gan ở những người có nguy cơ cao mỗi 6 tháng.
SA có độ nhạy cao trong phát hiện ung thư sớm qua nhiều nghiên cứu.
+ AFP
Độ nhạy thấp trong phát hiện ung thư gan sớm nên AASLD được đề nghị không sử dụng đơn độc, ngay cả khi phối hợp với siêu âm, nhất là trong dân số nguy cơ cao. Nhưng ở cá nhân nguy cơ cao, AFP có thể được sử dụng phối hợp với siêu âm do dễ làm và chi phí thấp.
Như vậy, NCCN để nghị siêu âm mỗi 6 tháng, còn xét nghiệm AFP là một lựa chọn cho bệnh nhân nguy cơ cao ung thư gan.
Khi siêu âm phát hiện bướu ≥ 10 mm hay AFP tăng thì chụp CT hoặc MRI nhiều pha dựa trên guidelines của AASLD, OPTN (Organ Procurement and Transplantation), LI-RADS (Liver Imaging Reporting and Data System)
Mời các bạn xem thêm 1 số bài viết liên quan khác
- Lý do vì sao phải tầm soát ung thư vú ở phụ nữ
- Khi nào thì cần khám và điều trị bướu cổ
- Bạn biết gì về ung thư đại trực tràng
- 10 triệu chứng phát hiện ung thư sớm ở nam giới
II/ Hướng dẫn tầm soát ung thư gan
1/ Đối tượng
Nguy cơ cao
- Xơ gan bất kể lý do
- Nhiễm virus viêm gan B, C
- Tiền căn gia đình có người ung thư gan
2/ Bệnh sử và thăm khám lâm sàng
- Bệnh sử xơ gan và viêm gan: thăm hỏi và xác định qua hồ sơ, xét nghiệm, điều trị
- Thăm khám phát hiện các dấu hiệu xơ gan, viêm gan
- Thăm khám các triệu chứng gợi ý ung thư gan:
- Nếu âm tính thì tầm soát
- Nếu dương tính thì thực hiện chẩn đoán
3/ Phương tiện
- Siêu âm gan (SA)
- Xét nghiệm AFP máu
4/ Các tình huống và xử trí tương ứng
(1). SA (- ) và AFP (-) → lặp lại SA + AFP 6 tháng
(2). SA d < 10 mm và AFP (-) → lặp lại SA + AFP 3-6 tháng
(3). SA d ≥ 10 mm hoặc AFP(+)→ CT bụng hoặc MRI 3 pha:
- Không có tổn thương → lặp lại SA + AFP 6 tháng
- Bướu lành → lặp lại SA + AFP 6 tháng
- Xác định ung thư → Đánh giá giai đoạn và điều trị
- Nghi ngờ ung thư → Khảo sát hình ảnh thêm hoặc sinh thiết, hội chẩn
5/ Tư vấn điều trị ung thư gan
Khi có chẩn đoán xác định ung thư gan bằng CT/MRI 3 pha hoặc sinh thiết
Đánh giá giai đoạn, tình trạng gan (Child-Pugh), bệnh lý kèm, mong muốn..
Các lựa chọn điều trị ung thư gan giai đoạn sớm:
- Phẫu thuật: mở hoặc nội soi
- Đốt sóng cao tần
- Cắt gan và ghép gan
…..
Như vậy bài viết trên đây BS CKII Nguyễn Hữu Hòa đã chia sẻ đầy đủ cho bạn đọc các lý do vì sao phải tầm soát ung thư gan cũng như các phương pháp và quá trình tầm soát và điều trị ung thư gan ở giai đoạn sớm…
Ngoài ra nếu cần tư vấn, trao đổi hay thắc mắc các vấn đề liên quan các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám ung bướu của phòng khám pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu giỏi hỗ trợ cũng như thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất..
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt nhất!
BS CKII Nguyễn Hữu Hòa
Phòng khám đa khoa pasteur
Từ khóa liên quan : tam soat ung thu gan, điều trị ung thư gan, tầm soát ung thư gan ở đâu đà nẵng,