Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
- Tầm soát ung thư cổ tử cung thường được sử dụng để tìm sự thay đổi của các tế bào cổ tử cung, những biến đổi tế bào này có thể dẫn tới ung thư. Vùng cổ tử cung là tiếp giáp giữa âm đạo và tử cung. Tầm soát này bao gồm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (còn gọi là Pap smear) và xét nghiệm HPV.
Ung thư cổ tử cung diễn ra như thế nào?
- Ung thư xảy ra khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường, theo thời gian, chúng phát triển mất kiểm soát. Các tế bào ung thư này có thể xâm lấn sâu hơn vào mô cổ tử cung. Trong giai đoạn muộn, chúng có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì?
- Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung gây ra do virus HPV, chúng xâm nhập vào và gây biến đổi tế bào cổ tử cung. Một số loại virus HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung, cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng, họng. Loại virus HPV có thể gây ung thư được gọi là “type nguy cơ cao”
- HPV có thể lây truyền qua đường tình dục. Chúng rất phổ biến, hầu hết những người đã quan hệ tình dục đều nhiễm HPV trong đời. Nhiễm HPV thường không có triệu chứng, đa số các trường hợp sẽ tự biến mất. Những trường hợp nhiễm HPV trong thời gian ngắn thường chỉ gây những biến đổi nhỏ (low-grade) ở tế bào cổ tử cung và những tế bào này sẽ trở lại bình thường khi HPV biến mất. Nhưng ở một số phụ nữ, HPV không biến mất, nếu nhiễm HPV những type nguy cơ cao trong thời gian dài, chúng có thể gây ra nhiều biến đổi trầm trọng “high-grade” tế bào cổ tử cung, nhiều khả khả năng dẫn tới ung thư
Tầm soát ung thư cổ tử cung có quan trọng không?
- Thường mất khoảng 3-7 năm để các biến đổi đáng kể “high-grade” tế bào cổ tử cung trở thành ung thư. Tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện ra những thay đổi này trước khi chúng trở thành ung thư. Những phụ nữ có tế bào cổ tử cung thay đổi ít “low-grade” có thể được kiểm tra thường xuyên hơn để xem chúng có trở về bình thường như trước. Những phụ nữ có tế bào biến đổi nhiều “high-grade” có thể được lên kế hoạch điều trị để loại bỏ chúng
Tầm soát ung thư cổ tử cung được tiến hành như thế nào?
- Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm Pap, đối với một số phụ nữ có thêm xét nghiệm HPV. Cả 2 xét nghiệm đều lấy các tế bào từ cổ tử cung. Quá trình thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Bạn nằm trên bàn khám, và bác sĩ sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt đặt vào âm đạo, để có thể nhìn rõ phần cổ tử cung và phần trên của âm đạo
- Tế bào cổ tử cung được lấy ra bằng bàn chải hoặc dụng cụ lấy mẫu. Đối với xét nghiệm Pap, mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự biến đổi của tế bào cổ tử cung hay không. Đối với xét nghiệm HPV, mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của 13-14 loại virus HPV phổ biến nhất có khả năng gây ung thư.
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu một lần và nên làm xét nghiệm gì?
- Phụ nữ từ 21-29 tuổi, nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm 1 lần, xét nghiệm virus HPV không được khuyến cáo
- Phụ nữ từ 30-65 tuổi, nên làm xét nghiệm đồng thời Pap và HPV mỗi 5 năm 1 lần, hoặc cũng có thể làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm 1 lần
- Tùy vào trường hợp cụ thể, sự biến đổi của tế bào cổ tử cung và sự hiện diện của các type virus nguy cơ cao, mà bác sĩ có thể có những chỉ đình khác nhau về thời gian cũng như các xét nghiệm
Khi nào ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung?
Bạn nên ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung sau 65 tuổi nếu:
- Bạn không có tiền sử phát hiện tế bào cổ tử cung bất thường mức độ trung bình hoặc nặng hoặc ung thư cổ tử cung, và
- Bạn có 3 lần kết quả xét nghiệm Pap âm tính liên tiếp hoặc 2 lần kết quả xét nghiệm đồng thời Pap và HPV âm tình trong vòng 10 năm, với xét nghiệm gần đây nhất được thực hiện trong vòng 5 năm
#pasteurclinic
#ungthu
#tamsoat
#cotucung
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh