Những lời “bập bẹ” đầu tiên của trẻ là niềm hạnh phúc vô bờ bến của cha mẹ và những người thân trong gia đình. Nhưng làm thế nào để biết được sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ có phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ hay không? Hãy cùng Pasteur Clinic tìm hiểu nào!
Tùy từng giai đoạn của trẻ mà bạn có thể hướng dẫn trẻ bắt bắt chước âm thanh của động vật, dạy trẻ vỗ tay, tập đếm, lắng nghe âm thanh của trẻ và lặp lại giống như trẻ…Trò chuyện với trẻ một cách trìu mến, thể hiện sự vui vẻ phấn khởi khi trẻ giao tiếp. Nên nhớ rằng trẻ trẻ học theo lời nói và hành động của bạn, do đó sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách lành mạnh phụ thuộc rất nhiều từ môi trường sống xung quanh.
Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian tập nói khác nhau, nhưng cần đảm bảo phù hợp với mốc phát triển chung của giai đoạn đó. Những mốc quan trọng này giúp ba mẹ trẻ và bác sĩ theo dõi và xác định đứa trẻ này có cần sự trợ giúp từ không.
SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ SAU 3 THÁNG TUỔI
Đến cuối tháng thứ 3, trẻ có thể:
- Mỉm cười khi bạn xuất hiện
- Tạo những âm thanh nhỏ, nhẹ nhàng
- Im lặng hoặc mỉm cười khi có người đang nói chuyện với trẻ
- Dường như nhận ra được giọng nói của bạn
- Khóc nhiều cách theo từng nhu cầu khác nhau: trẻ khóc thét lớn khi đang đói, tiếng thút thít có thể là trẻ cần thay tã…
SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ SAU 6 THÁNG TUỔI
Đến cuối tháng thứ 6, trẻ có thể:
- Phát ra những âm thanh ục ục, thở dài khi đang chơi cùng bạn hoặc khi đang một mình
- Bập bẹ tạo ra nhiều loại âm thanh
- Sự vui vẻ hay không hài lòng được thể hiện qua giọng nói
- Di chuyển mắt theo hướng phát ra âm thanh
- Phản ứng với sự thay đổi từ giọng nói của bạn
- Chú ý đến một số đồ chơi phát ra âm thanh
- Chú ý đến âm nhạc
Sau 12 tháng tuổi
Đến cuối tháng 12, trẻ có thể:
- Bắt chước những âm thanh xung quanh hoặc giọng nói của người khác
- Nói một vài từ đơn giản như “baba”, “mama”…
- Hiểu một số câu đơn giản như “hãy đến đây”…
- Quay người và nhìn theo hướng phát ra âm thanh
Sau 18 tháng tuổi
Khi được 1 tuổi rưỡi, trẻ có thể:
- Nhận biết tên người, đồ vật, bộ phận có thể quen thuộc
- Thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản kèm theo cử chỉ
- Có thể nói nhiều nhất 10 từ
Sau 24 tháng tuổi
Khi tròn 2 tuổi, trẻ có thể:
- Có thể nói các câu đơn giản như “con đói”, “thêm sữa”, “hãy bế con”…
- Làm theo những yêu cầu đơn giản và hiểu những câu hỏi đơn giản
- Nói khoảng 50 từ trở lên, đủ để bạn và người chăm sóc trẻ hiểu được ý muốn của trẻ
Khi nào cần bác sĩ hỗ trợ?
Trao đổi với bác sĩ khi trẻ có các dấu hiệu phát triển ngôn ngữ cho trẻ không phù hợp với giai đoạn của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói như: mất thính giác, rối loạn về phát triển… Nên đưa trẻ tới khám nhi Đà Nẵng để bác sĩ tìm nguyên nhân và tìm hướng điều trị phù hợp nhất cho trẻ.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
Tham khảo: Mayo Clinic
#pasteurclinic
#phattrienngonngutrong24thangdau