Sỏi bàng quang gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đối với người cao tuổi thì tỉ lệ này chiếm cao hơn… Sỏi bàng quang là 1 trong những bệnh lý sỏi tiết niệu rất hay gặp ở nam giới… Vậy sỏi bàng quang là gì? các dấu hiệu triệu chứng … Những nguyên nhân nào tác động gây nên… Tất cả các câu hỏi đó sẽ được phòng khám đa khoa Pasteur chia sẻ đầy đủ qua bài viết sau đây
1/ Sỏi bàng quang là gì
Sỏi bàng quang là những khối cứng của khoáng chất trong bàng quang. Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc kết tinh và tạo thành sỏi. Khi sỏi đã xuống bàng quang, nếu là sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài khi tiểu tiện; nếu sỏi lớn, sẽ nằm lại bàng quang, lâu ngày sỏi to dần lên do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào.
2/ Dấu hiệu – triệu chứng
Sỏi bàng quang nhỏ có thể theo dòng nước tiểu ra ngoài mà không cần điều trị. Nhưng nếu sỏi có kích thích thành bàng quang hoặc chặn dòng nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau bụng dưới : Khi sỏi bàng quang hình thành và lăn qua lăn lại trong bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội;
- Đau khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần: Sự tồn tại của sỏi trong bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, từ đó gây ra hiện tượng tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày
- Đi tiểu khó khăn hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn
- Tiểu máu
- Nước tiểu có màu sậm hoặc bất thường: Đây là tình trạng nhiễm trùng tại thận mà bàng quang chính là nguyên nhân khiến nước tiểu có màu đục. Khi tiểu tiện, những viên sỏi bàng quang nhỏ có thể theo ra bên ngoài và cọ xát vào đường tiểu gây chảy máu, từ đó gây ra hiện tượng tiểu lẫn máu.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất cứ triệu chứng trên, đặc biệt là khi bạn bị đau bụng kéo dài, bạn đi tiểu thường xuyên hơn, hoặc có máu trong nước tiểu của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3/ Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. Một số nguyên nhân thường gặp như :
+ Do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang: nước tiểu cô đặc, sau đó có thể kết tinh và tạo thành sỏi.
+ Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi niệu quản, sỏi thận) rơi xuống bàng quang.
+ Sử dụng nhiều canxi, photpho, chất khoáng,… nhưng uống ít nước.
+ Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và thường nhịn tiểu.
+ Chít hẹp niệu đạo hoặc do bàng quang có dị vật.
+ Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, uống ít nước nên nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài.
+ Một số bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sỏi bàng quang.
Phì đại lành tính tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến có thể gây sỏi bàng quang ở nam giới vì cản trở dòng chảy của nước tiểu.
4/ Sỏi bàng quang có nguy hiểm không
Viêm nhiễm bàng quang do sỏi là một biến chứng thường gặp bởi sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang, khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần ,vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu;
Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mãn tính, từ đó có thể gây teo bàng quang hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục.
- Sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Đây là các biến chứng gây nên không ít khó khăn cho điều trị, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng;
- Biến chứng rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc âm đạo (nữ giới), khiến nước tiểu cũng chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng;
- Một số trường hợp sỏi bàng quang to có thể gây bí tiểu hoàn toàn làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang, bàng quang căng phồng, tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu.
5/ Các cách phòng ngừa
– Uống nhiều nước: từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ làm loãng nồng độ khoáng chất trong bàng quang mà còn giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận và bàng quang, từ đó tránh sự kết tủa tạo sỏi.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
– Nếu bạn có cảm giác vẫn chưa đi tiểu hết nước tiểu, hãy cố gắng tiểu lại sau đó 10 đến 20 giây;
….
Ngoài ra nếu cần trao đổi hay tư vấn hơn về sỏi bàng quang các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám đa khoa Pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như đặt lịch hẹn thăm khám tình trạng sức khỏe của bạn
Xem thêm
- Sỏi túi mật là gì? các triệu chứng
- Các nguyên nhân gây nên đau vùng thận
- Tiểu máu là gì? nguyên nhân gây nên