Rôm Sảy Ở Trẻ Em Là Gì?
Rôm sảy (miliaria) là một bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Bệnh xảy ra do mồ hôi bị tắc nghẽn trong các ống tuyến mồ hôi, gây nên các nốt nhỏ màu hồng hoặc đỏ trên da.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, rôm sảy chiếm khoảng 5% các trường hợp bệnh ngoài da ở trẻ em.
Nguyên Nhân Gây Rôm Sảy Ở Trẻ Em
Cơ chế chính gây rôm sảy là do sự tắc nghẽn của ống tuyến mồ hôi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ rôm sảy bao gồm:
- Thời tiết nóng ẩm: Khi nhiệt độ và độ ẩm cao, trẻ dễ đổ mồ hôi nhiều hơn, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi.
- Mặc quần áo quá dày hoặc không thấm hút mồ hôi: Quần áo dày hoặc không thấm hút mồ hôi sẽ cản trở quá trình thoát mồ hôi, làm tăng nguy cơ rôm sảy.
- Vệ sinh da không sạch sẽ: Bụi bẩn và vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và ống tuyến mồ hôi.
Các Loại Rôm Sảy Ở Trẻ Em
Có ba loại rôm sảy chính:
- Rôm sảy tinh thể (miliaria crystallina): Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không gây viêm nhiễm.
- Rôm sảy đỏ (miliaria rubra): Gây ngứa ngáy và khó chịu, có thể xuất hiện mụn nước nhỏ.
- Rôm sảy sâu (miliaria profunda): Ít gặp hơn, thường xảy ra sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài.
Dấu Hiệu Triệu Chứng Rôm Sảy Ở Trẻ Em
Trẻ bị rôm sảy thường có các triệu chứng sau:
- Nổi các nốt nhỏ màu hồng hoặc đỏ: Các nốt này thường xuất hiện ở vùng da có nhiều mồ hôi như trán, cổ, lưng, ngực, nếp gấp da.
- Ngứa ngáy và khó chịu: Trẻ có thể quấy khóc, ngủ không ngon giấc do ngứa ngáy.
- Mụn nước hoặc mụn mủ: Trong trường hợp rôm sảy nặng, có thể xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ.
Triệu chứng khi trẻ mắc rôm sảy:
- Rôm sảy ở trẻ thường xuất hiện từng đám, thành mảng lớn ở một số vị trí tiết mồ hôi nhiều, một số trường hợp có thể xuất hiện toàn thân.
- Tổn thương màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn.
- Những tổn thương trên da này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn kém hơn, ngủ không sâu giấc, quấy khóc, có thể dẫn tới sụt cân, hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, tay chân miệng, sốt siêu vi càng cao.
- Nếu gãi nhiều, có thể làm da trẻ sây sát, nguy cơ bị nhiễm khuẩn bội nhiễm tạo thành các mụn mủ, nhọt. Nhiều trường hợp, do bố mẹ quá lo lắng, không tìm hiểu kỹ bệnh rôm sảy ở trẻ đã mua các loại thuốc bôi, tắm cho trẻ gây nên tình trạng nặng nề hơn như dị ứng da.
Cách điều trị rôm sảy ở trẻ em
Trị rôm sảy ở trẻ em hiệu quả nhất là hạn chế tiết mồ hôi:
- Trị rôm sảy ở trẻ bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông gió, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi đó, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng.
- Tắm thường xuyên cho trẻ, giúp cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị tắc giúp trị rôm sảy hiệu quả. Có thể sử dụng phấn rôm sau khi tắm, làm da trẻ được khô, chống viêm da và thoáng mát để trị rôm sảy, không nên thoa khi trẻ ra mồ hôi nhiều vì khi đó có thể làm tắc lỗ chân lông khi trị rôm sảy ở trẻ em. Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên các vùng da gần mắt, mặt để tránh tình trạng phấn bay vào mắt, mũi, miệng gây ra một số bệnh đường hô hấp hoặc vùng sinh dục của bé gái có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe. Trước khi sử dụng phấn rôm, bố mẹ nên thoa một lớp mỏng lên da trẻ, theo dõi trong một ngày xem có dị ứng gì không, nếu xuất hiện mẩn ngứa hay nổi đỏ thì không nên sử dụng sản phẩm đó để trị rôm sảy ở trẻ.
- Loại nhẹ không cần phải điều trị rôm sảy nhưng ở các dạng nặng hơn cần điều trị rôm sảy bằng một số loại thuốc bôi để giảm triệu chứng khó chịu và các biến chứng.
- Trong trường hợp viêm da nhiều, lâu khỏi, nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bôi cho trẻ để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi trị rôm sảy không đúng cách (vì đa phần thuốc bôi có chứa corticoid và một số loại kháng sinh).
- Khi có nhiễm trùng nang lông, xuất hiện các mụn to, mụn mủ, bố mẹ nên bôi cồn iod hữu cơ như betadin nhiều lần trong ngày.
- Khi trị rôm sảy, nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung vitamin, tránh nước uống có nhiều đường.
Dự phòng rôm sảy ở trẻ em
- Phòng rôm sảy ở trẻ, cha mẹ không nên ủ ấm bé quá kỹ hay cho bé mặc quá nhiều quần áo.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, vì có thể làm nhiễm trùng da.
- Không nên đưa trẻ ra ngoài ở một số thời điểm có tia UV cao, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông đúc, ngột ngạt.
- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ, giữ da trẻ sạch sẽ và khô ráo để dự phòng rôm sảy cho trẻ.
- Khi trẻ ra mồ hôi nhiều, bố mẹ nên lau cho trẻ, đặc biệt là sau khi ngủ khoảng 1 giờ, mồ hôi thường ra nhiều, nên thay quần áo lót cho trẻ.
- Khi thời tiết nóng, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo phù hợp, thấm mồ hôi, giúp trẻ cảm thấy mát mẻ, thoải mái, phòng tránh được rôm sảy.
- Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không nên quá lạnh.
- Không nên dùng tinh dầu massage cho trẻ, vì có thể làm bít lỗ chân lông khiến tình trạng rôm sảy ở trẻ nặng hơn.
- Không nên sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ vì có thành phần chất tẩy rửa cao hơn và độ pH không phù hợp với làn da còn non nớt của trẻ, khiến da dễ kích ứng gây rôm sảy ở trẻ em.
- Không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi mà chưa có chỉ định của bác sĩ.khi trị rôm sảy ở trẻ em.
Xem thêm
HỘI CHỨNG KHÁNG PHOSPHOLIPID VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SẢY THAI LIÊN TIẾP
#pasteurclinic #children #romsay #romsayotre #triromsay #romsayotreem Hãy đặt ngay câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân. ❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin ❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám ❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng