1. Hội chứng kháng Phospholipid là gì?
- Hội chứng kháng phospholipid xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn, chúng sẽ tạo ra các kháng thể và các kháng thể này có tác dụng làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông
- Cục máu đông có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan như chân, thận, phổi, não…Ở phụ nữ có thai, hội chứng kháng phospholipid có thể tới sẩy thai và thai chết lưu
- Không có các phương pháp đặc hiệu để điều trị hội chứng phospholipid, nhưng có thể sử dụng một số loại thuốc làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
2. Triệu chứng hội chứng kháng phospholipid là gì?
- Hình thành cục máu đông ở chân: có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng đỏ vùng chân. Các cục máu đông này có khả năng di chuyển, nếu chúng đến phổi sẽ gây ra bệnh lý thuyên tắc phổi
- Sẩy thai liên tiếp và thai chết lưu: một số biến chứng khác của hội chứng kháng phospholipid ở phụ nữ có thai có thể là tiền sản giật, sinh non
- Đột quỵ
- Thiếu máu não thoáng qua (TIA)
- Phát ban: một số người xuất hiện triệu chứng phát ban ở da có dạng hình lưới
- Các triệu chứng thần kinh: đau đầu migraine, sa sút trí tuệ, co giật, các dấu hiệu này có thể xảy ra khi cục máu đông di chuyển và làm tắt các mạch máu tại não
- Bệnh lý tim mạch: có thể làm tổn thương các van tim
- Chảy máu: một số người bị giảm các yếu tố trong quá trình đông máu. Điều này có thể gây ra các đợt chảy máu, thường gặp chảy máu mũi và nướu răng, xuất huyết dưới da tạo thành các đốm xuất huyết nhỏ
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kháng phospholipid
- Giới tính: theo thống kê thì bệnh lý này phổ biến ở nữ giới hơn nam giới
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: đang mắc một bệnh lý tự khác, chẳng hạn lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng Sjogren, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kháng phospholipid
- Nhiễm trùng: bệnh lý này phổ biến hơn ở những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng khác như giang mai, HIV/AIDS, viêm gan C, bệnh Lyme
- Thuốc: một số loại thuốc có liên quan đến hội chứng này, chúng bao gồm hydralazine điều trị tăng huyết áp, quinidine điều hòa nhịp tim, thuốc chống co giật phenytoin (Dilantin) và kháng sinh amoxicillin
- Tiền sử gia đình: có người trong gia đình mắc hội chứng kháng phospholipid
- Các kháng thể tồn tại trong hội chứng kháng phospholipid có thể không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, các kháng thể này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông khi bạn mang thai, không vận động trong thời gian dài, phẫu thuật, hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai đường uống hoặc sự dụng liệu pháp hormone có estrogen trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao
4. Chẩn đoán hội chứng kháng Phospholipid như thế nào?
- Nếu bạn có những đợt hình thành cục máu đông hoặc sẩy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân. Bác sĩ có thể đề nghị làm một số xét nghiệm để khảo sát quá trình đông máu có bất thường hay không và sự hiện diện của các kháng thể kháng phospholipid trong máu
- Để chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid, các kháng thể phải xuất hiện trong máu ít nhất 2 lần, các lần xét nghiệm cách nhau ít nhất 12 tuần
- Trong máu của bạn có thể tồn tại các kháng thể kháng phospholipid, tuy nhiên chúng có thể không gây ra bất kỳ các triệu chứng nào. Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid chỉ được đặt ra khi các kháng thể này làm tăng nguy cơ đông máu và ảnh hưởng đến sức khỏe
5. Điều trị
- Khi có nguy cơ hình thành các cục máu đông, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ban đầu là kết hợp các loại thuốc làm loãng máu. Thường dùng nhất là Heparin và warfarin (Coumadin, Jantoven)
- Khi sử dụng các loại thuốc này bạn có nguy cơ bị các đợt chảy máu cao hơn. Bạn cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để điều chỉnh liều lượng thuốc đảm bảo an toàn nhất
Khi cảm thấy các triệu chứng như trên cần đến phòng khám để khám phụ khoa nhằm trao đổi thêm với bác sĩ về tình trạng của bạn và để nhận được các tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
Tham khảo: https://www.mayoclinic.org
#pasteur
#hoichungkhangphospholipid