Nguyên nhân bệnh về mắt liên quan đến tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ (nằm trước khí quản), có chức năng tiết, dự trữ và giải phóng hai hormone: T4 (Thyroxine) và T3 (Tri-iodo-thyronine). Rối loạn tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây tiết ra quá nhiều hoặc quá ít hormone. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp bao gồm những người đã hoặc đang có bệnh tự miễn (chẳng hạn như tiểu đường).
Bệnh lý về mắt do tuyến giáp là một rối loạn trong hệ miễn dịch của cơ thể thuộc bệnh lý tự miễn tác động chuyên biệt lên mắt. Bệnh gây phì đại các cơ chi phối hoạt động, mô mỡ và các mô liên kết xung quanh nhãn cầu do tích tụ chất Glycosaminoglycan. Nguyên bào sợi ở hốc mắt đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý này.
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở mắt và rối loạn chức năng tuyến giáp có thể là cường giáp, suy giáp hoặc bình giáp. Biểu hiện ở mắt có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi có rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong quá trình điều trị Iod phóng xạ có thể làm nặng hơn các triệu chứng ở mắt. Bệnh thường xảy ra trong khoảng 20-50% ở các bệnh nhân mắc Basedow. Cả Basedow và bệnh lý mắt do tuyến giáp thường xảy ra ở nữ hơn nam giới (nữ gấp 5 lần nam giới). Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây các triệu chứng nặng hơn.
Các triệu chứng ở mắt do bệnh liên quan tuyến giáp
Các triệu chứng thường gặp có thể là:
Đau tức hoặc có cảm giác cộm xốn ở mắt
Sợ ánh sáng
Song thị – Nhìn một vật thành hai
Co rút mi mắt
Viêm mô mềm xung quanh mắt
Một số trường hợp nặng, có thể gây phù kết mạc, phù mi mắt, phù quanh hốc mắt
Có thể không nhắm mắt được hoặc nhắm mắt không kín, một số trường hợp có thể gây mất thị lực do sừng hóa giác mạc
Lồi mắt có thể làm căng giãn dây thần kinh thị giác gây giảm hoặc mất thị lực không hồi phục.
Đối tượng có nguy cơ bệnh mắt liên quan đến tuyến giáp
- Chèn ép thị thần kinh cần được điều trị ngay và theo dõi chặt chẽ
- Những bệnh nhân có bệnh lý giác mạc gây hở mi và lồi mắt nặng cũng cần được điều trị ngay và theo dõi lâu dài
- Những bệnh nhân hở mi và lồi mắt nhẹ thì cần được khám lại 3- 6 tháng/lần
- Những bệnh nhân có lác thì cần được theo dõi thường xuyên hơn (1-3 tháng/lần)
- Những bệnh nhân có song thị thay đổi hoặc sụp mi cần được khám và phát hiện nhược cơ.
- Tất cả các bệnh nhân nhãn giáp cần được yêu cầu khám lại ngay nếu có những vấn đề thị giác mới, song thị nặng hơn hoặc kích thích mắt nhiều.
- Những người hút thuốc lá có bệnh nhãn giáp cần được nhắc ngừng hút thuốc hoặc chuyển gửi tới các chương trình cai thuốc lá.
Phòng ngừa bệnh mắt liên quan đến tuyến giáp
- Chèn ép thị thần kinh cần được điều trị ngay và theo dõi chặt chẽ
- Những bệnh nhân có bệnh lý giác mạc gây hở mi và lồi mắt nặng cũng cần được điều trị ngay và theo dõi lâu dài
- Những bệnh nhân hở mi và lồi mắt nhẹ thì cần được khám lại 3- 6 tháng/lần
- Những bệnh nhân có lác thì cần được theo dõi thường xuyên hơn (1-3 tháng/lần)
- Những bệnh nhân có song thị thay đổi hoặc sụp mi cần được khám và phát hiện nhược cơ.
- Tất cả các bệnh nhân nhãn giáp cần được yêu cầu khám lại ngay nếu có những vấn đề thị giác mới, song thị nặng hơn hoặc kích thích mắt nhiều.
- Những người hút thuốc lá có bệnh nhãn giáp cần được nhắc ngừng hút thuốc hoặc chuyển gửi tới các chương trình cai thuốc lá
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các triệu chứng trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết thăm khám, tư vấn, bổ sung thêm các xét nghiệm để có hướng điều trị thích hợp nhất. hoặc liên hệ tại phòng khám Pasteur qua Tổng đài 0236 9999 868