Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi

Ung thư phổi rất phổ biến và trầm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cho lứa tuổi lao động. Bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn trễ, làm cho việc điều trị khó khăn và hiệu quả kém..

Hôm nay, phòng khám Pasteur sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về Những điều cần biết về bệnh ung thư phổi với mục đích cuối cùng là phòng ngừa được bệnh, phát hiện sớm được bệnh và hiểu về nguyên tắc điều trị ung thư phổi mới nhất hiện nay.

Ung Thư Phổi Và Những Điều Bạn Cần Biết
UNG THƯ PHỔI VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Mục lục

Những điều cần biết về bệnh ung thư phổi

1.Phổi nằm ở đâu và có chức năng gì?

Lồng ngực, gồm hai khối hai bên, bao lấy tim và các cấu trúc như mạch máu, thực quản và đường thở khí quản

Chức năng chính là trao đổi khí: hấp thu O2 và thải CO2

2.Ung thư phổi là gì và diễn ra như thế nào?

T: Ung thư phổi thường xuất phát từ các tế bào trong phế nang (Aveoli), nơi chứa khí để trao đổi với máu hoặc xuất phát từ tế bào lót phế quản (bronchi, bronchiole), đường dẫn khí vào phế nang của phổi.

N: Sau khi xuất hiện, tế bào ung thư tăng sinh và xâm lấn xung quanh, xấm lấn màng phổi, thành ngực, di căn đến hạch vùng quanh rốn phổi, hạch trung thất dưới carina chỗ chia đôi khí quản.

M: Ung thư tiếp tục di căn đến các hạch trong trung thất đối bên, cấu trúc nằm giữa hai phổi, hạch cổ và di căn đến các cơ quan trong cơ thể như phổi đối bên, não, xương, tuyến thượng thận, gan.

Nhưng không phải lúc nào cũng có di căn, và khi di căn không phải lúc nào cũng phát hiện được. Bướu nhỏ ít di căn hơn.

3.Xuất độ mắc ung thư phổi và tử vong ở Việt Nam

Thứ hạng: Hàng đầu ở cả hai giới trong các loại thường gặp

Tính trầm trọng: tử vong

  • Chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới.
  • Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mới, gần 20.000 tử vong (91%).

Tính phổ biến

  • Phổ biến nhất ở nam giới, nữ phổ biến thứ 3 (sau vú, dạ dày)
  • Qua các năm, tỷ lệ bệnh nhân nam mắc ung thư phổi tại Việt Nam đều tăng, năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân.
  • Ước tính đến năm 2020, số mắc mới cả hai giới tại Việt Nam là hơn 34.000 người/ năm.

4.Các nguyên nhân nào gây ra? Và cách phòng ngừa?

Hút thuốc:

  • Bệnh viện K: 96,8% K phổi có hút thuốc lá thường xuyên (3,2% không do hút thuốc)
  • Thuốc lá có 7000 chất hóa học, 70 chất gây ung thư
  • Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 15-30 lần người không hút thuốc.
  • Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút
  • Hút vài điếu mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng vẫn có nguy cao hơn
  • Ngưng hút sẽ giảm nguy cơ nhưng vẫn cao hơn người không hút.
  • 67,6% bn tại nhà và 49% bn tại nơi làm việc tiếp xúc khói thuốc lá bị ung thư phổi

Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi Ảnh Minh Họa

Không liên quan hút thuốc

Các nguyên nhân ung thư phổi khác ít gặp hơn như:

  • Hít phải một số chất nơi làm việc như bụi abestos chất này sử dụng trong xây dựng để chống nhiệt chống cháy; một số chất khác như chromium, beryllium, nickel, bồ hóng (nhọ nồi), nhựa đường hắc ín
  • Bệnh sử gia đình có người ung thư phổi, tiếp xúc bức xạ, sống nơi ô nhiễm không khí
  • Sử dụng thực phẩm sổ sung Beta caroten, một dạng vitamin A, cho người hút thuốc là nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
  • Lớn tuổi cũng là một nguy cơ
  • Có thể có nhiều yếu tố kết hợp gây ra ung thư phổi.
  • Ngoài ra, sức đề kháng suy yếu do làm việc quá sức, không rèn luyện thể chất, dinh dưỡng không đạt yêu cầu về chất và năng lượng cũng là yếu tố góp phần gây nên ung thư nói chung
  • Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra được mối liên hệ các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư phổi như do môi trường ô nhiễm, tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như uranium, mỏ kền, mỏ cromate;
  • Một số ngành nghề có tiếp xúc như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt…
  • Những trường hợp tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định như radon, amiăng… có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những người khác.

Phòng ngừa

Qua các nguyên nhân trên, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh các yếu tố nguy cơ thay đổi được nếu trên, ngoài trừ tuổi tác, đồng thời với tăng cường sức đề kháng.

5.Có phải hút thuốc là bị ung thư phổi không?

Trong dân số, trong những người hút thuốc:

Tìm hiểu về hút thuốc lá:

  • Thuốc lá là thủ phạm gây ra 25 căn bệnh khác nhau và ung thư phổi
  • Thuốc lá có 7000 chất hóa học, 70 chất gây ung thư
  • Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 15-30 lần người không hút thuốc.
  • Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút
  • Hút vài điếu mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng vẫn có nguy cao hơn
  • Ngưng hút sẽ giảm nguy cơ nhưng vẫn cao hơn người không hút.

6.Giải thích về tính lượng thuốc hút về đơn vị

  • EX: 30 gói năm
  •  = Số gói thuốc hút mỗi năm nhân với số năm hút
  • Mỗi năm hút 10 gói sau 3 năm = 10×3= 30 gói năm

7.Hút thuốc thụ động là gì và có gây ung thư phổi không?

  • Hít khói thuốc từ người khác hút thuốc
  • Tỉ lệ ung thư

8.Tại sao hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu mà vẫn sản xuất?

  • Lợi nhuận kinh tế?
  • Chi phí điều trị?

9.Tại trên bao thuốc có ghi hình ảnh hút thuốc gây ung thư phổi?

  • Cảnh báo

10.Dấu hiệu nào cho biết có thể bị ung thư phổi?

  • Không có triệu chứng (sớm) hay bất thường đặc hiệu
  • Triệu chứng phổi ho, khan, đàm, máu, khó thở, đau ngực, mệt, sụt cân

11.Dấu hiệu ung thư phổi sớm? Làm sao phát hiện sớm?

+ Không có dấu hiệu

+ Tầm soát ung thư:

  • Phát hiện sớm ung thư phổi lý tưởng nhất là tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm cho đối tượng nguy cơ cao có các nguyên nhân kể trên.
  • Phương tiện tầm soát có khả năng phát hiện bệnh cao là CT xoắn ốc liều thấp, loại này ít nhiễm bức xạ, tránh được ảnh hưởng lâu dài có thể gây ung thư bởi liều xạ cao khi chụp CT thông thường qua nhiều năm. Nếu không có CT xoắn ốc thì chụp X quang ngực mỗi năm một lần, nhưng khả năng phát hiện tổn thương nhỏ không bằng CT nói trên.
  • Một sai lầm hiện nay là đa số tầm soát bằng xét nghiệm máu như CEA, NSE, Cyfra-21, …khả năng phát hiện bệnh rất thấp vì bướu nhỏ không sản xuất ra đủ lượng các dấu ấn bướu trên để tăng trong máu, đó đó bỏ sót bệnh rất nhiều.

+ PET/CT?:

Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi Ảnh Minh Họa

12.Các phương tiện nào phát hiện u phổi?

  • Các phương tiện hình ảnh: X quang, CT scan, nội soi
  • Để chẩn đoán chứ không tầm soát

13.Có phải có u trên hình ảnh là bị ung thư không? Nếu không, các loại?

  • Không.
  • Lao, Viêm, Nấm, Áp xe, U lành

14.Khi nào xác định chắc chắn ung thư phổi?

  • Có tế bào hoặc mô: dịch hoặc đàm có tế bào ung thư hoặc sinh thiết

15.Cách nào để lấy mẫu mô sinh thiết?

  • Nội soi (trực tiếp hoặc xuyên phế quản)
  • Chọc hút kim xuyên thành ngực
  • Mổ

16.UT phổi giai đoạn nào có khả năng trị khỏi? Giai đoạn nào điều trị nhằm thuyên giảm kéo dài?

  • 0 I II IIIA: có khả năng khỏi mức độ giảm dần, tỉ lệ:
  • IIIBC-IV: kéo dài, ngắn nhất:, dài nhất: 1-2 tháng; 6-12 tháng: tỉ lệ tử vong 90%
  • Chỉ có 10 – 20% bệnh nhân được phát hiện khi vẫn còn có khả năng cắt bỏ khối u. Ngược lại, có đến 62,5% người bệnh không còn khả năng phẫu thuật.

17.Có bao nhiêu  phương pháp điều trị ung thư phổi cho đến nay?

  • 5 phương pháp tiêu chuẩn: mổ, xạ trị, hóa trị, trúng đích, miễn dịch
  • Thay thế:
  • Mổ

18.Phương pháp nào là hiệu quả nhất khi điều trị ung thư phổi?

  • Mổ

19.Ung thư phổi khi nào mổ được?

+ Căn bệnh : Bướu nhỏ khu trú: 0 I IIA

  • Lan rộng ít: IIB, IIIA: có thể cần làm teo lại trước khi mổ

+ Người bệnh: Có đủ sức khỏe để mổ

+ Ekip: Có phẫu thuật viên lồng ngực ung bướu chuyên sâu và ekip

Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi Ảnh Minh Họa

20.Sau mổ khi nào cần điều trị thêm khi nào không?

•    Xạ trị, hóa trị, Duralumab

21.Khi nào hóa trị? Độc tính nhất của hóa trị là độc tính nào?

  • Hỗ trợ: Nguy cơ di căn xa sau mổ
  • Tấn công: Bệnh lan rộng không mổ được
  • Độc tính: Suy tủy, suy gan thận

22. Xạ trị có vai trò gì trong điều trị

  • Thay thế khi không mổ được hoặc không chấp nhận mổ, hiệu quả kém hơn mổ
  • Hỗ trợ sau mổ

23.Liệu pháp sinh học được chấp nhận hiện này là những liệu pháp nào?

  • Trúng đích và miễn dịch
  • Thuốc trúng đích: nhiều loại
  • Thuốc Miễn dịch: PD-L1
  • Chi phí cao
  • Hiệu quả-tác dụng phụ

24.Vai trò và khi nào áp dụng liệu pháp sinh học?

  • Giai đoạn IV
  • Một ít giai đoạn IIIBC

25.Điều trị ung thư phổi có di căn xa hàng đầu là phương pháp nào?

  • Trúng đích
  • Miễn dịch

26.Sau khi kế thúc điều trị có mấy tình huống xảy ra?

  • Hết bệnh
  • Còn bệnh đứng yên đó= còn bệnh ổn định
  • Còn bệnh tiến triển

27.Theo dõi sau điều trị như thế nào?

  • Thăm khám, hình ảnh
  • Ung thư phổi-sức khỏe tổng quát-bệnh lý kèm

28.Điều trị duy trì sau điều trị tấn công trong ung thư phổi có hiệu quả không?

  • Có hiệu quả khi có chỉ định như: giai đoạn III sau khi có đáp ứng của liệu pháp bước 1
  • Bệnh nhân có đủ sức khỏe

29.Có cách nào ngăn ngừa tái phát mà không dùng thuốc?

  • Dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, ngưng hút thuốc, tránh yếu tố nguy cơ nếu biết.

Trên đây là thực trạng của bệnh ung thư phổi ở Việt Nam. Nói chung, đây là căn bệnh có tiên lượng xấu, thời gian tiến triển rất nhanh và thường có dấu hiệu di căn sớm, khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn rất hạn chế. Do vậy tự bản thân mỗi người phải có ý thức phòng chống, cảnh giác cao độ với căn bệnh nguy hiểm này.

Như vây là bài viết trên BS NGUYỄN HỮU HÒA đã chia sẻ đây các bạn 29 điều cần biết về bệnh ung thư phổi một cách đầy đủ và rõ ràng nhất… Hy vọng qua bài viết này bây giờ các bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về khái niệm cũng như căn bệnh này… Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ gì về ung thư phổi hay các vấn đề liên quan khác vui lòng liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa ung bướu Pasteur được tư vấn cũng như trao đổi rõ ràng hơn..

+ Địa chỉ:Lô 19 – Nguyễn Tường Phổ – Hòa Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng
+ Hotline: 02363811868
+ Email: phongkhampasteur@gmail.com

Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

Bs CK2. Nguyễn Hữu Hoà

Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng