Cholesterol là gì?
Cholesterol là một loại lipid, là chất giống như chất béo mà gan sản xuất ra một cách tự nhiên. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành màng tế bào, một số loại hormone và vitamin D.
Đây là một chất không tan trong nước, do đó nó không thể tự di chuyển trong máu. Để giúp vận chuyển cholesterol, gan sản xuất ra lipoprotein.
Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Lipoprotein là các phân tử được tạo ra từ chất béo và protein. Chứng có chức năng vận chuyển , triglyceride và các loại lipid khác trong máu. Có 2 loại lipoprotein chính là LDL và HDL
LDL còn gọi là cholesterol “xấu”. Nó mang cholesterol đến các động mạch. Nếu nồng độ LDL quá cao, nó có thể hình thành các mảng cholesterol. Các mảng này có thể làm hẹp lòng động mạch, hạn chế dòng máu đi qua và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu ở tim hoặc não có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
HDL còn gọi là cholesterol “tốt”. Nó giúp mang các LDL từ mạch máu trở lại gan để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Giúp cơ thể ngăn ngừa các mảng cholesterol tích tụ trên thành động mạch.
Nguyên nhân gây tăng Cholesterol là gì?
Ăn quá nhiều các thực có chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và trans fat có thể làm tăng nguy cơ tăng mỡ máu. Thừa cân, béo phì và lối sống tĩnh tại, ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố duy truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng mỡ máu, nếu bố mẹ mắc bệnh, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý này.
Các bệnh lý như đái tháo đường hoặc suy giáp cũng làm tăng nguy cơ làm tăng mỡ máu và các biến chứng liên quan.
Triglyceride – một loại lipid khác
Triglyceride là một loại Lipid khác, chúng khác với cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và hormone, còn triglyceride được sử dụng như một nguồn để tạo năng lượng.
Khi chúng ta ăn nhiều calo hơn lượng nhu cầu của cơ thể, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành triglyceride. Cơ thể dự trữ triglyceride trong các tế bào mỡ và sử dụng lipoprotein để vận chuyển triglyceride trong máu.
Nếu ăn quá nhiều calo so với nhu cầu thực tế của cơ thể, lượng triglyceride sẽ tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
Khi nào cần kiểm tra mỡ máu?
Tăng cholesterol rất hiếm khi gây ra các triệu chứng trong thời gian đầu. Đây là lý do bạn nên kiểm tra nồng độ mỡ máu định kỳ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, đối với người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra nồng độ mỡ máu mỗi 4 đến 6 năm 1 lần. Nếu bạn có tiền sử cholesterol cao hoặc các yếu tố nguy cơ khác về bệnh lý tim mạch, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm kiểm tra thường xuyên hơn.
Tham khảo: Wikipedia
>> Khi gặp vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của tim mạch có thể thăm khám tại khoa Tim mạch phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868