1.Nhau bong non là gì?
Nhau phát triển trong tử cung khi mang thai, bám vào thành tử cung, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Nhau bong non là tình trạng nhau tách ra khỏi một phần hoặc hoàn toàn khỏi thành trong của tử cung trước giai đoạn sổ thai. Điều này có thể làm giảm hoặc ngăn chặn nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, bên cạnh đó nhau bong non cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều ở mẹ. Đây là một biến chứng không phổ biến nhưng nghiêm trọng trong thai kỳ.
Đối với mẹ nhau bong non có thể dẫn đến tình trạng: choáng do mất máu, rối loạn đông máu, suy thận và các cơ quan khác do mất lượng máu nhiều, có thể cắt bỏ tử cung khi máu chảy từ tử cung không thể kiểm soát, có thể làm hạn chế sự triển của thai nhi hoặc sinh non. Nếu không xử trí kịp thời, có thể gây các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
2.Yếu tố làm tăng nguy cơ nhau bong non là gì?
Nguyên nhân của nhau bong non thường không rõ, Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm chấn thương, nhất là chấn thương vùng bụng như tai nạn giao thông, ngã…
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của nhau bong non bao gồm:
- Nhau bong non trong lần mang thai trước không phải do nguyên nhân chấn thương bụng
- Huyết áp cao mãn tính
- Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp khi mang thai như: tiền sản giật, hội chứng HELLP, sản giật
- Té ngã, bị đánh vào vùng bụng
- Hút thuốc, sử dụng cocaine
- Ối vỡ sớm, rò rỉ nước ối trước khi kết thúc thai kỳ
- Viêm màng đệm
- Thai phụ lớn tuổi, đặc biệt trên 40 tuổi
3. Triệu chứng của nhau bong non
Nhau bong non dễ xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt trong vài tuần trước khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Đau bụng: đột ngột, dữ dội
- Ra máu âm đạo loãng không đông, không kèm máu cục. Một số ít trường hợp có thể không ra máu âm đạo, do đó ngay cả khi nhau bong non mức độ nặng cũng có thể không ra máu âm đạo
- Tử cung có thể co cứng
- Đau lưng
- Các cơn co thắt tử cung tăng dần
Cần khẩn cấp đến các cơ sở y tế chuyên khoa khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhai bong non. Khi nghi ngờ nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để đánh giá máu âm đạo từ đâu ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm để làm rõ chẩn đoán.
4. Phòng ngừa nhau bong non như thế nào?
Sau đây mà một số cách giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của nhau bong non mà bạn cần biết:
- Không sử dụng rượu bia, cocaine
- Nếu bạn bị bệnh lý tăng huyết áp, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và chăm sóc phù hợp
- Luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô. Nếu có chấn thương đặc biệt là chấn thương vùng bụng, cần tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức
- Nếu có tiền sử sản khoa về nhau bong non và đang có kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể. Ngoài ra cần thường xuyên tới khám nhi Đà Nẵng trong thời kỳ mang thai để nhận được các phương pháp chăm sóc thai nhi tốt nhất.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
Tham khảo: Mayo Clinic
#pasteur
#nhaubongnon