Sau khi điều ung thư kết thúc, bạn rất lo lắng một số vấn đề như : Không biết đã hết tế bào ung thư chưa?Bệnh có tái phát lại không và tại sao? Có cách nào ngăn ngừa tái phát không.? Nếu tái phát điều trị thế nào?… và rất nhiều những câu hỏi liên quan khác…
Ở bài viết sau đây của phòng khám Pasteur sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức cũng như 1 số các lưu ý mà bạn cần nắm rõ trong việc ngăn ngừa tái phát ung thư như thế nào…
I. SAU KHI KẾT THÚC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ, TẾ BÀO UNG THƯ ĐÃ HẾT HẲN TRONG CƠ THỂ CHƯA?
1/ Đầu tiên, chúng ta cần biết, một khi ung thư xuất ở một cơ quan hay cấu trúc trong cơ thể, thì các tế bào ung thư xuất hiện ở nơi nào khác nữa?
Một khi ung thư xuất hiện ở vị trí ban đầu thì :
- Tế bào ung thư có thể xuất hiện xung quanh bướu, xa hơn hơn thực tế mà ta thấy được khi khám thấy hoặc hình ảnh chẩn đoán như siêu âm, CT, MRI, PET, thấy được, chúng xuất hiện như những chân giả, như những cái tua tỏa ra xung quanh, = có nghĩa là giới hạn thực tế của bướu lớn hơn giới hạn của bướu thấy được trên lâm sàng/hình ảnh: ĐẶC ĐIỂM NÀY LUÔN LUÔN CÓ. Ví dụ:
Các đặc điểm sau đây không luôn luôn có
- Di căn đến hạch vùng:
- Di căn đến các cấu trúc cơ quan khác như hạch ở xa, gan phổi xương não.v.v.
- Liên quan đến T, loại mô học, grad mô học, đặc sinh học bướu
Một điều cần lưu ý: Không phải luôn luôn khi bướu xuất hiện là có tính đa ổ và có tính di căn
Làm sao người ta biết được những điều này:
- Nghiên cứu: qua sự thất bại của phẫu thuật lấy bướu/độ rộng ít, nghiên cứu qua sự thất bại nếu chỉ phẫu thuật…
- Khảo sát hình ảnh như siêu âm, CT, MRI…
2/ Kiểm tra tế bào ung thư có xuất hiện nơi nào khác nữa ngoài vị trí xuất phát ban đầu bằng cách nào?
+ Thăm khám lâm sàng hạch vùng, các cơ quan cấu trúc bao gồm hỏi bệnh và khám thực thể
+ Các khảo sát hình ảnh chẩn đoán siêu âm, X quang, CT scan, MRI, PET, nội soi, xạ hình, xét nghiệm dấu ấn bướu…:
- Tùy giai đoạn khi thăm khám lâm sàng: I-IIB mà LS(-)/ LFT, PA -: không làm
- Tùy loại ung thư cơ quan nào, tức đặc điểm bệnh học
mà chọn phương pháp đánh giá.
3/ Kết quả của việc đi tìm ung thư có xuất hiện nơi nào khác trong cơ thể ngoài vị trí ban đầu
Khi khảo sát âm tính có 2 tình huống:
- Thật sự không có di căn, lan tràn
- Hoặc có nhưng quá nhỏ để thấy được: hạn chế của phương tiện, mỗi loại có hạn chế nhiều ít, trong y học gọi là độ nhạy, tức khả năng phát hiện thấp
Còn tế bào ung thư không thấy được thật sự không còn hoặc tiềm ẩn: làm sao biết, đó là vai trò các yếu tố tiên lượng qua nghiên cứu có được, ex các ví dụ về lịch sử điều trị ra đời. Mổ rộng lớn hơn, xạ trị kết hợp hoá, toàn thân hỗ trợ.
4/ Cái thấy được và đã điều trị hết qua thăm khám, hình ảnh chứng minh là đã hết tế bào không thấy được
+ Thật sự hết
+ Còn âm thầm
+ Dự đoán nguy cơ
- Để điều trị hỗ trợ
- Theo dõi
Tóm lại, sau khi kết thúc điều trị ung thư, trong cơ thể không còn tế bào ung thư ở mức thấy được qua thăm khám và hình ảnh chẩn đoán, tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, có thể trong một trường hợp vẫn còn tế bào ung thư ở mức vi thể mà trước đó đã không thấy.
II. BỆNH CÓ TÁI PHÁT LẠI KHÔNG?
- Có, mức độ nhiều ít tùy thuộc: đặc điểm bệnh và đặc điểm người bệnh
- Dự đoán tái phát
- Dự đoán về sống còn có ý nghĩa gì?
- Nguyên nhân tái phát:
Tóm lại, sau khi kết thúc điều trị ung thư, bệnh có thể có thể tái phát với khả năng cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng của bản thân.
III. CÓ CÁCH NÀO NGĂN NGỪA TÁI PHÁT KHÔNG?
1/ Điều trị đặc trị ban đầu:
+ Mổ rộng nhằm điều trị và ngăn ngừa tái phát, mổ rộng kiểu bảo tồn/cắt cơ quan mang bướu và nạo hạch vùng cN (+) dù chỉ một nhóm di căn, Ex, hoặc nạo cN0. Phương pháp sai là lấy hạch/không đủ nhóm.
+ Xạ trị rộng bướu và cN (+)/ cN0
+ Điều trị toàn thân hỗ trợ: hóa trị, nội tiết, sinh học, miễn dịch …: tiêu diệt di căn âm thầm dự đoán nguy cơ di căn để điều trị
+ Điều trị đa mô thức giúp giảm nguy cơ tái phát.
+ Ai cần điều trị giảm nguy cơ tái phát
- Giai đoạn sớm không phải lúc nào cũng có di căn
- Không thể biết chắc chắn có di căn hay không dù đã đã thăm khám và dùng các phương tiện hình ảnh để tìm nên dựa vào các yếu tố tiên lượng dự đoán khả năng xâm lấn xung quanh, di căn âm thầm, dự đoán khả năng tái phát để áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ đã được nghiên cứu chứng minh và chấp thuận đưa vào ứng dụng lâm sàng để giảm nguy cơ tái phát.
+ Có hai nhóm bệnh: nhóm tái phát cao và nhóm tái phát thấp
- Nhóm tái phát cao không có nghĩa tất cả sẽ tái phát, nên khi không đồng ý điều trị như hóa trị hoặc không đủ sức khỏe để điều trị. Khi đó, họ dùng những phương pháp chưa được chứng minh, như hiện nay rất phổ biến và không thấy tái phát, thế là họ qui kết hiệu quả phương pháp này và dẫn đến phê phán những phương pháp chính thống đã nghiên cứu, mà họ không hiểu rằng đó là ngẫu nhiên, nếu không dám nói là ăn may.
- Nguy có thấp không có nghĩa là không có.
- Nguy cơ cao không có nghĩa là tất cả, không trị thêm vẫn ok nhưng thấp, đây là cửa sổ cho các phương pháp chưa được chứng minh.
+ Sau mổ ai cần hóa trị
- Nhóm nguy cơ cao tái phát: K vú, K đại tràng, K phổi, K buồng trứng, K dạ dày. Lập bảng
K vú | T > 0,5 cm, pN +: toàn thân hỗ trợ T> 5 cm, pN+: xạ trị |
K đại tràng, trực tràng | II nguy cơ cao, III: hóa trị |
K phổi | II-IIIA |
K buồng trứng | II –III: Hóa trị |
K đầu cổ | T3-4, pN+: xạ trị/hóa xạ đồng thời |
K giáp | Nguy cơ cao: I 131 và T4 liều cao TSH< 0,1 |
K vòm hầu | II-III: Hóa xạ đồng thời |
- Nguy cơ thấp không cần vì không có lợi và khả năng tái phát thấp: thuận lợi cho các thực phẩm chức năng, các sản phẩm quảng cáo….
+ Khi ung thư xuất hiện ở một vị trí mà chúng ta thấy được trực tiếp bằng các giác quan hoặc thông qua các bất thường gọi là triệu chứng qua thăm khám thực thể, cơ thể người bệnh hay khám lâm sàng biết được. Để thấy rõ hơn nữa, các phương tiện như nội soi, hình ảnh siêu âm, CT, MRI, PET, xạ hình…..
+ Tất cả những gì ta thấy có hai tình huống: thật sự chỉ chừng đó, thật sự tồn tại nhiều hơn vậy do khả năng hạn chế của các phương tiện dù hiện đại nhất là không thể phát hiện tất cả, mà y học gọi là độ nhạy không đạt 100%, có nhiều lý do gây ra hạn chế này, many reasions resulting in this limit.
+ Để khắc phục: điều trị rộng hơn thực tế, mổ rộng hơn, xạ rộng hơn, hoá trị, trúng đích sau điều trị ban đầu đối với bướu đặc; đối với ung thư dạng lỏng như máu hoá trị củng cổ duy trì.
+ Điều trị cá thể nhưng dựa trên kết quả quần thể. Ngày nay, có gen hướng dẫn điều trị nói là cá thể nhưng vẫn là quần thể nhưng mức độ quần thể nhỏ hơn.
2/ Tránh và yếu tố nguy cơ thay đổi được
3/ Dinh dưỡng lối sống:
+ Nhiều rau: 5 chén/2,5 ly sinh tố đủ màu sắc
+ Bột đạm béo cân bằng
+ Thực dưỡng (nhũ cốc) # thực dưỡng + đạm thịt cá
+ Thịt đỏ hạn chế < 500g/ tuần chứ không kiên hoàn toàn
+ Giảm đường sao cho tránh béo phì
+ Sữa tốt cho tránh béo phì
+ Thực phẩm chức năng và nhiều loại khác: fucoidan không có vai trò ngừa tái phát ung thư, thậm chí một số sản phẩm liều cao có thể gây tái phát ung thư
+ Kiềm hóa có thể không thể có, kiềm hóa nước tiểu hay nước bọ thì được do hệ thống thăng bằng kiềm toan có thể điều chỉnh luôn giữ pH hằng định ở 7,36-7,45.
4/ Rèn luyện thể chất: Thể dục/ thể thao ít nhất 30 phút/ngày X ít nhất 5 ngày/tuần
5/ Tăng cường hệ miễn dịch:
- Các biện pháp trên: ăn uống, rèn luyện thể chất
- Chích ngừa viêm gan B, HPV
- Bổ sung các vitamin như A, B2, B6, C, D, E, kẽm, selenium/ thức ăn như
Tóm lại, ngăn ngừa tái ung thư bằng chính những phương pháp điều trị ung thư đặc trị như mổ, xạ trị, điều trị toàn thân như hóa trị, nội tiết, sinh học trúng đích, miễn dịch và các phương pháp về thay đổi lối sống giảm nguy cơ ung thư, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể chất và tăng cường miễn dịch.
IV. NẾU TÁI PHÁT ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH NÀO
1/ Các lý do thất bại của điều trị ung thư dẫn đến tái phát
- Sai sót về điều trị dẫn đến còn tế bào ung thư ở ở rìa cắt /xung quanh vùng mổ, vùng xạ, lựa chọn phương pháp toàn thân kém hiệu quả.
- Sự đề kháng với phương pháp điều trị như kháng thuốc
- Tế bào đột biến nằm xung quanh
- Nguyên nhân/ yếu tố nguy cơ tiếp tục tác động
- Ung thư thứ hai
- Ung thư trong hội chứng ung thư di truyền
2/ Ung thư tái phát có trị được không
- Có loại trị được tức chữa lành
- Có loại không trị được: kiểm soát được và kéo dài hoặc không trị được chỉ chăm sóc giảm nhẹ.
Tóm lại,
- Sau khi kết thúc điều trị ung thư giai đoạn sớm là coi như đã hết tế bào ung thư;
- Vẫn có tái phát xảy ra đối với một số bệnh nhân;
- Loại bỏ và giảm yếu tố nguy cơ ung thư, lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể chất, tăng cường hệ miễn dịch đúng đắn là các biện pháp hỗ trợ thêm để giảm sự tái phát này,
- Đặc biệt cần theo dõi chặt chẽ và đầy đủ để phát hiện sớm những tái phát có thể điều trị khỏi.
- Tuyệt đối không áp dụng những phương pháp chưa có cơ sở khoa học đúng đắn, nếu không sẽ bỏ lỡ những phương pháp hiệu quả và gây tốn kém vô ích.
….
Như vậy bài viết trên đây của BS CKII Nguyễn Hữu Hòa đã chia sẻ đầy đủ cho bạn đọc các kiến thức về việc ngăn ngừa tái phát ung thư như thế nào? đầy đủ và chi tiết nhất
Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn 1 số các vấn đề liên quan có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của chuyên khám ung bướu của Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt , bổ ích nhất.
Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt !
Xem thêm 1 số bài viết hữu ích khác
- Tầm soát ung thư là gì? như thế nào là đúng cách
- Ai cần làm xét nghiệm gen đột biến di truyền ung thư
- Những nguyên nhân gây nên thất bại trong điều trị ung thư
- Khi nào thì cần khám và điều trị bướu cổ