1. Nấm móng tay chân là gì?
Nấm móng chân tay (Nail fungus) hình thành với những đốm trắng hoặc vàng ở dưới đầu móng tay chân, thường gặp ở móng chân hơn móng tay. Móng sẽ đổi màu, dày lên hoặc vỡ vụn tại vùng mép của móng, móng bị biến dạng hoặc có mùi hôi khi nhiễm nấm sâu hơn.
Trường hợp nấm móng chân tay mức độ nhẹ có thể không cần điều trị, khi có triệu chứng đau, móng dày lên, đổi màu hoặc biến dạng, cần đến bác sĩ để được chỉ định thuốc điều trị và cách chăm sóc hiệu quả. Nấm móng chân tay có thể lây nhiễm vào vùng da quanh móng, lây sang bộ phận khác của cơ thể, hiếm khi nấm móng lây từ người này sang người khác. Một số trường hợp tái phát sau khi được điều trị ổn định.
2. Nguyên nhân dẫn đến nấm móng chân tay là gì?
Nguyên nhân thường gặp nhất của nấm móng chân tay là Dermatophyte, nấm men và nấm mốc và nhiều sinh vật nấm khác cũng có thể dẫn đến móng bị nhiễm trùng. Các yếu tố như lớn tuổi, giảm lưu thông máu đến bàn chân, hệ thống miễn dịch, đổ mồ hôi nhiều…làm tăng nguy cơ của nấm móng chân tay.
3. Phòng ngừa nấm móng chân tay như thế nào?
Một số cách sau đây có thể giúp ngăn ngừa nấm móng chân tay và hạn chế tình trạng tái phát như:
- Đảm bảo vệ sinh tay bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Dưỡng ẩm móng tay sau khi rửa
- Không để móng tay quá dài. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng
- Mang vớ thấm mồ hôi, đặc biệt ở những người đổ mồ hôi nhiều, thay vớ mỗi ngày và giặt vớ sau khi mang
- Mang giày hở mũi, sandal giúp giảm nguy cơ nấm móng chân hơn
- Không nên sử dụng giày cũ, khử trùng giày bằng chất khử trùng hoặc bột chống nấm
- Đi giày, dép trong các khu vực như hồ bơi, phòng thay đồ…
- Không nên sơn móng tay hoặc dùng móng tay nhân tạo
- Cần có bộ làm móng riêng khi đến các cơ sở làm móng hoặc chọn những cơ sở tiệt trùng bộ làm móng sau mỗi lần dùng
Tạo dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ cùng Pasteur: https://pasteur.com.vn/kham-suc-khoe-dinh-ky
Tham khảo: Mayoclinic
#pasteurclinic
#nammong