MỤN TRỨNG CÁ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN NỘI TIẾT LÀ GÌ?

Mụn trứng cá ảnh hưởng đến khoảng 33% dân số, phổ biến ở tuổi vị thành niên đến giai đoạn trưởng thành. Những bất thường của nang lông tuyến bã là một trong những nguyên nhân của mụn trứng cá. Tuyến bã nhờn được điều hòa bởi nội tiết, do đó, sự thay đổi nội tiết có liên quan đến tình trạng mụn trứng cá.

Hormon điều hòa nội tiết

Một số hormon tham gia điều hòa nội tiết gồm có: androgen, estrogen, GH, ACTH…

Androgen. Đa số hormon androgen được sản xuất tại tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. Hormon này kích thích sự tăng trưởng và phát triển của tuyến bã nhờn và kích thích sản xuất bã nhờn

Estrogen. Estradiol là dạng hoạt động chính của estrogen. Estradiol làm giảm sản xuất bã nhờn

IGF – 1. Nồng độ IGF – 1 ở phụ nữ mụn trứng cá cao hơn so với những trường hợp không có mụn trứng cá. IGF – 1 kích thích tuyến thượng thận tiết androgen, tăng sinh tế bào tuyến bã nhờn và kích thích sản xuất lipid ở tuyến bã

Hormon GH. Đây là hormon tăng trưởng, hormon này kích thích IGF – 1 làm hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra GH còn làm tăng sản xuất bã nhờn

Corticosteroid. Sử dụng glucocorticoid tại chỗ hoặc toàn thân thúc đẩy tình trạng mụn trứng cá bùng phát. Sử dụng glucocorticoid đường uống lâu dài cũng có thể làm trầm trọng hơn tổn thương viêm trong mụn trứng cá

Mụn trứng cá liên quan đến nội tiết 

Những dấu hiệu của mụn trứng cá liên quan đến rối loạn nội tiết là:

Thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mức độ nhẹ hoặc trung bình

Comedone thường ở vùng trán và bên của mặt

Viêm quanh cằm và vùng quanh quai hàm, 1/3 dưới của mặt

Thường nặng hơn trước kỳ kinh

Mụn Trứng Cá Và Cách Điều Trị
Một số loại mụn trứng cá thường gặp

Các loại mụn trứng cá thường gặp

Mụn trứng cá có thể được phân loại tùy theo kích thước, màu sắc và mức độ đau sưng của từng loại mụn. Trong đó, một số loại mụn sau đây xuất hiện tương đối rộng rãi:

  • Mụn đầu trắng: mụn dưới da, nhỏ và li ti.
  • Mụn đầu đen: rõ ràng hơn, xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen. Đây là hệ quả của sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
  • Mụn mủ: xuất hiện rõ trên bề mặt da, có màu đỏ và có mủ trắng ở đầu. Loại mụn này thường sưng tấy và thường để lại thâm sau khi lấy nhân mụn.
  • Mụn hạch: nhìn rõ trên bề mặt da, thường có kích thướng lớn, cứng và gây đau, khó chịu.
  • U nang: xuất hiện rõ trên bề mặt da, mụn to, đau và nhiều mủ, có thể gây ra sẹo trên da khi lấy nhân mụn.

Phòng và điều trị mụn trứng cá

Thường kém đáp ứng với những phương pháp điều trị khác

  • Rửa mặt với tần suất vừa đủ. Không nên rửa với xà phòng, sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày. Điều này sẽ làm mất cân bằng pH trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không chà xát da tại các vị trí đang nổi mụn, điều này sẽ khiến nhiễm trùng bị đẩy vào sâu trong da hơn, gây, tắc nghẽn, sưng đỏ và viêm đau nghiêm trọng.
  • Tránh chạm vào mặt một cách tối đa.
  • Giữ điện thoại cách xa mặt khi nói chuyện điện thoại, vì trên điện thoại có khả năng chứa vi khuẩn.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi thoa kem, tẩy tế bào chết hoặc trang điểm.
  • Đối với mụn ở lưng, vai hoặc ngực, nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát khi ở nhà, hạn chế ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì nó có thể kích thích da sản xuất nhiều bã nhờn hơn và khiến mụn hình thành.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng… vì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá.

Khi có tình trạng mụn trứng cá nói chung và mụn trứng cá liên quan đến rối loạn nội tiết nói riêng, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Những phương pháp không phù hợp như corticoid dùng không đúng chỉ định của bác sĩ sẽ làm mụn bùng phát nhiều hơn.

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện về da liễu tại khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868