MỘT SỐ BỆNH LÝ RA MÁU ÂM ĐẠO TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ
Ra máu âm đạo trong thai kỳ nói chung và chảy trong trong 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất) nói riêng là tình trạng khiến thai phụ vô cùng lo lắng. Tùy theo nguyên nhân và máu có thể có màu đỏ tươi hay đỏ thẫm, chảy máu nhẹ hoặc lốm đốm máu…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu bất thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ, trong đó một số nguyên nhân thường gặp là:
- Sảy thai
- Dọa sảy thai: thai nhi vẫn còn tim thai, chưa bong khỏi niêm mạc tử cung và vẫn phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ có dấu hiệu đau bụng và ra máu âm đạo
- Thai ngừng phát triển (thai lưu)
- Thai ngoài tử cung, có thể ở trong ống dẫn trứng và không ở ống dẫn trứng, trong đó thai ngoài tử cung ở ống dẫn trứng thường gặp hơn. Đôi khi thai phụ chỉ có dấu hiệu chảy máu ấm đạo mà không kèm đau bụng
- Thương tổn ở cổ tử cung có thể gặp như sau quan hệ tình dục…
Ngoài ra, đối với thai phụ đã sinh bằng phương pháp mổ đẻ thì thai tại vết mổ cũ cơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu âm đạo. Tuy nhiên cũng cần phân biệt giữa tình trạng ra máu âm đạo với xuất huyết tiêu hóa hay tiểu máu…
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỊ RA MÁU ÂM ĐẠO
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ ra máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Cần cung cấp một số thông tin cho bác sĩ như:
- Kinh nguyệt có đều không? Kỳ kinh cuối cách đây bao lâu?
- Thời điểm quan hệ tình dục gần đây
- Có sử dụng biện pháp tránh thai hay không? Nguy cơ thai ngoài tử cung cao ở trường hợp sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp kèm triệu chứng đau bụng và ra máu âm đạo
- Tiền sử sản khoa: đã sinh con chưa? Sinh thường hay sinh mổ? Có tiền sử sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc ra máu âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ không?
- Đã từng phẫu thuật tại tử cung, ống dẫn trứng chưa? Tử cung có dị dạng không?
- Nhóm máu của thai phụ là gì? Tiền sử mắc các bệnh lý về rối loạn đông máu, điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu…
- Máu âm đạo lượng bao nhiêu, màu sắc, tính chất và có kèm theo gì không?
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của thai phụ như thế nào? Có thiếu chất hay lao động nặng không?
Bác sĩ chuyên khoa có thể siêu âm qua đường bụng hoặc qua ngã âm đạo để đánh giá thêm. Xét nghiệm Beta-hCG (β-hCG) và một số xét nghiệm khác giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị cho thai phụ.Để nhận được lời khuyên từ bác sĩ, mọi người nên tới phòng khám phụ khoa để nhận được các tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.