LƯU Ý VỀ THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN TRONG HEN

Thuốc giãn phế quản có vai trò làm giãn cơ trơn xung quanh các phế quản, từ đó quá trình thông khí sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì thuốc giãn phế quản có thể gây ra những tác dụng phụ. Vậy cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc giãn phế quản, hãy tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Trường hợp sử dụng thuốc giãn phế quản

Các bệnh lý thường sử dụng thuốc giãn phế quản như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, một số trường hợp khác như nhịp chậm xoang…Hiện nay các nhóm thuốc giãn phế quản gồm có:

  • Nhóm cường beta 2 adrenergic: Salbutamol, Terbutaline, Formoterol…
  • Nhóm kháng cholinergic: Ipratropium bromide, Tiotropium bromide…
  • Thuốc giãn phế quản nhóm xanthin: Theophylin
  • Thuốc ức chế phosphodiesterase 4: Roflumilast

Thuốc giãn phế quản có thể ở dạng đơn chất hoặc ở dạng kết hợp 2 thuốc để tăng tác dụng giãn phế quản cho bệnh nhân. Tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Những bệnh nhân co thắt phế quản nặng, đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản được dùng với liều cao hơn.

Thuốc giãn phế quản đường uống thường gặp tác dụng phụ nhiều hơn. Các nhóm cường beta 2 adrenergic thường gây tác dụng phụ như run tay, nhịp tim nhanh hơn bình thường, hồi hộp, chuột rút…Một số thuốc dạng phun – hít cũng có thể gây dị ứng, khó thở tăng.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Hen Phế Quản
Trường hợp sử dụng thuốc giãn phế quản

Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn cũng như các biến chứng khi sử dụng thuốc giãn phế quản, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuân thủ theo liều lượng, thời điểm sử dụng, cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc, lo lắng để được giải đáp
  • Phế quản co thắt gây triệu chứng khó thở, tuy nhiên không phải trường hợp khó thở nào cũng cần sử dụng thuốc giãn phế quản. Khi có triệu chứng khó thở, hãy tìm nguyên nhân để xử trí và điều trị đúng cách
  • Thuốc dạng phun – hít vẫn được ưu tiên sử dụng hơn thuốc đường uống. Nên nhớ rằng thuốc dạng phun – hít có tác dụng giãn phế quản nhanh và mạnh do nhanh chóng tiếp xúc với niêm mạc đường thở. So với thuốc dạng uống thì dạng phun – hít vẫn hiệu quả hơn và hạn chế tác dụng phụ hơn
  • Mỗi dụng cụ có cách sử dụng khác nhau, do đó, người bệnh cần nắm rõ cách dùng để sử dụng thuốc hiệu quả

Thuốc giãn phế quản nhóm xanthin có thể gây ra các tác dụng phụ như: nhịp tim nhanh, kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần hết sức thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này vì liều điều trị và liều độc rất gần nhau. Liều sử dụng tối đa là 10mg/kg/ngày, nếu xuất hiện triệu chứng suy gan thận thì cần giảm liều ngay. Tuyệt đối, không dùng thuốc nhóm xanthin cùng các kháng sinh nhóm macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithromycin) vì nguy cơ gây xoắn đỉnh.

Một số thuốc dạng hít cũng có thể gây dị ứng, biểu hiện dị ứng là khó thở tăng khi dùng các thuốc dạng phun – hít để chữa khó thở, khi đó, cần dừng ngay và chuyển sang dùng thuốc điều trị khác.

Việc tuân thủ sử dụng thuốc phế quản đúng cách sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh, ngược lại nếu bạn không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, bỏ dở thuốc giữa chừng có thể để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tham khảo: Wikipedia

Khi có các dấu hiệu bất thường về Tim mạch, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.