Hen là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Mỗi lần lên cơn hen là 1 lần đối diện với nguy cơ tử vong, ngay cả đó là cơn hen nhẹ. Do đó việc lựa chọn thuốc cắt cơn hen và quản lý hen sao cho hiệu quả là vấn đề mà các bác sĩ cần quan tâm và hiểu rõ. Đó là lí do mà CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VỀ HEN (GINA) đã ra đời và có 1 số thay đổi qua từng năm.
Vậy những vũ khí nào sẽ dùng trong điều trị cơn hen
Và tiêu chuẩn lựa chọn thuốc cắt cơn hen là gì
Adrenalin, salbutamol, terbutalin, theophyllin, ipratropium bromide… là các thuốc thông dụng trong điều trị hen. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc cắt cơn hen cần thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, mạnh, an toàn và dễ sử dụng.
Nếu chỉ dựa trên tiêu chí các thuốc giãn phế quản tác dụng mạnh thì Arenalin tiêm, Salbutamol khí dung và Salbutamol tĩnh mạch là lựa chọn hàng đầu.
Về tiêu chí tác dụng nhanh: chỉ có adrenalin và salbutamol khí dung, chỉ 1-5 phút;
Nhưng nếu phải lựa chọn giữa thuốc tiêm và khí dung thì Salbutamol khí dung sẽ được lựa chọn
Salbutamol là thuốc giãn phế quản được ưu tiên lựa chọn trong điều trị cắt cơn hen. Đây là khuyến cáo thế giới trong hơn 30 năm nay (chứng cớ A).
1. CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG VỚI SALBUTAMOL:
Cũng giống như tất cả các thứ thuốc khác thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ.
Về ngắn hạn, trong hoặc sau khi thở khí dung bằng thuốc giãn phế quản thường trẻ sẽ có những hiện tượng như: nóng ran người, đỏ bừng má, một số trẻ thì run tay, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
Tất nhiên những tác dụng phụ này là ngắn hạn và thoáng qua chỉ vài chục phút là có thể hết và không để lại hậu quả gì lâu dài.
Giãn phế quản (do trên thành phế quản có những thụ thể beta-adrenergic); nhưng trên tim cũng có những thụ thể đó và khi bị kích thích tim sẽ đập nhanh. -> hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, tức ngực
Tuy nhiên, trẻ nhỏ ít khi nhận ra dấu hiệu này, ngược lại trẻ lớn, người lớn rất rõ (càng lớn thụ thể beta càng nhiều trong tim)
Nếu chỉ định không đúng hoặc lạm dụng một cách bừa bãi thuốc giãn phế quản (Salbutamol), phế quản phải tiếp xúc thường xuyên với thuốc giãn phế quản, làm cho các thụ thể trở nên bão hòa và phế quản có thể bị trơ với thuốc. Đến khi phế quản lên cơn co thắt thực sự thì có thể thuốc đó sẽ không còn tác dụng mà phải tìm đến thuốc khác mạnh hơn.
Trong các trường hợp cơn hen nặng, phun khí dung quá nhiều => hạ kali máu (thoáng qua)/ co thắt phế quản nghịch thường (hiếm);
Tác dụng phụ quan trọng nhất của salbutamol cần lưu ý:
Trường hợp cơn hen nặng, do tắc nghẽn phế quản-> thông khí giảm; phun khí dung 1-2 liều đầu tiên, thì thông khí chưa thể cải thiện được nhưng tưới máu cải thiện (do thụ thể beta-2 ngoài cơ trơn phế quản còn ở cơ trơn mạch máu-> giãn mạch làm tăng tưới máu) => Bệnh nhân cơn hen nặng, sau phun khí dung có thể tím tái do rối loạn tỷ lệ thông khí/ tưới máu; có thể giảm PaO2 ≥ 5 mmHg
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng cơn hen nặng nhất thiết phải phun khí dung với oxy;
2. SO SÁNH GIỮA CÁC LOẠI SALBUTAMOL
Nhiều người vẫn lầm tưởng là thuốc uống hoặc tiêm mới mang lại tác dụng mạnh, do vậy thường tin tưởng vào thuốc uống hơn là thuốc dạng phun – hít.
Tuy nhiên, các thuốc giãn phế quản hầu hết đều được sản xuất dưới dạng phun – hít, giúp thuốc đến trực tiếp niêm mạc đường thở rất nhanh chóng, mang lại tác dụng giãn phế quản nhanh mạnh, nồng độ thuốc ngấm vào máu rất ít, do đó rất hiếm khi gây tác dụng phụ. Trong khi đó, thuốc uống phải qua quá trình ngấm vào máu, sau đó tới phổi, cơ trơn phế quản nên thường không tạo được tác dụng giãn phế quản mạnh, mà tác dụng phụ lại nhiều (do nồng độ thuốc trong máu cao).
Cụ thể:
Hiệu quả giãn phế quản của salbutamol dạng uống chỉ bằng 1/3 dạng khí dung
Salbutamol uống phải 30 phút mới bắt đầu tác dụng và 2h sau mới đạt tác dụng tối đa; trong khi salbutamol khí dung có tác dụng chỉ sau 1-5 phút và đạt tối đa sau 5-15 phút.
Salbutamol phun khí dung: an toàn và hiệu quả nhất.
TÓM LẠI
Khuyến cáo điều trị ban đầu tại cấp cứu: Khí dung SABA 3 lần cách nhau 20-30 phút. Đây là chìa khóa quan trọng để xử trí cho bệnh nhân đến cấp cứu vì cơn hen cấp.
Không nên cắt cơn bằng salbutamol dạng uống vì hiệu quả kém, tác dụng phụ nhiều.
Phác đồ điều trị cắt cơn hen của GINA đối với từng mức độ hen khác nhau đều KHÔNG CÓ MẶT SALBUTAMOL DẠNG UỐNG
Bs Lê Thanh Thùy – Phòng khám đa khoa Pasteur
Tham khảo: Wikipedia