Hẹp lỗ sáo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hẹp lỗ sáo là gì?

Hẹp lỗ sáo còn được gọi là hẹp niệu đạo, đây là tình trạng phổ biến ở nam giới. Lỗ mở tại vị trí đầu dương vật có kích thước nhỏ hơn bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, hẹp lỗ sáo có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ngược dòng lên niệu quản, thận… Hẹp lỗ sáo ở nam giới là khi lỗ mở ở ngay đầu dương vật có kích thước nhỏ hơn bình thường. Bệnh lý này xuất hiện do nguyên nhân bẩm sinh (dị tật bẩm sinh ở niệu đạo nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra) hoặc do di chứng, tai biến sau điều trị một số bệnh nam khoa khác như:

  • Cắt bao quy đầu: do chăm sóc, vệ sinh không đúng cách dẫn đến tình trạng viêm dính, xơ hẹp miệng niệu đạo.
  • Tai biến của điều trị đặt sonde niệu đạo, mổ sỏi niệu đạo, mổ nội soi u phì ở đại tuyến tiền liệt.
  • Di chứng để lại của một số bệnh lý viêm nhiễm niệu đạo như lao, lậu, HPV,…

Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp lỗ sáo?

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hẹp lỗ sáo như: Dị tật bẩm sinh Sau điều trị cắt bao quy đầu do quá trình chăm sóc và vệ sinh không đúng cách làm viêm dính và xơ hẹp miệng niệu đạo Đặt sonde niệu đạo Di chứng sau tình trạng bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục như lậu, HPV…

Triệu chứng của hẹp lỗ sáo là gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu của hẹp lỗ sáo dễ phát hiện, bao gồm: Đau tức nhẹ vùng hạ vị Rối loạn tiểu tiện: tiểu lắt nhắt,tiểu buốt, tiểu không tự chủ, tiểu khó, thường cần dùng sức, một số trường hợp có thể bí tiểu… Sốt, nhiễm trùng đường tiết niệu Quy đầu của dương vật có thể thay đổi màu sắc Nước tiểu đổi màu, có thể phát hiện máu trong nước tiểu Cần đến bác sĩ khi nghi ngờ tình trạng hẹp lỗ sáo. Bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định phẫu thuật mở rộng lỗ sáo, giúp nước tiểu được lưu thông khi cần thiết. Biến chứng của hẹp lỗ sáo Các biến chứng dễ xảy ra nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời của bệnh hẹp lỗ sáo bao gồm:

  • Tiểu khó, bí tiểu gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang dẫn đến nhiễm khuẩn ngược lên các bộ phận liền kề (niệu quản, thận).
  • Ứ đọng nước tiểu lâu ngày gây rò rỉ tại khu vực tầng sinh môn hoặc vùng da bìu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tạo thành ổ áp xe. Từ đó tạo thành túi thừa bàng quang, để lâu ngày sẽ gây ra bệnh suy thận.
  • Dễ xuất tinh sớm, liệt dương thậm chí hẹp niệu đạo có thể gây vô sinh.

Phòng ngừa hẹp lỗ sáo như thế nào? Để phòng ngừa tình trạng hẹp lỗ sáo, cần giảm tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Xây dựng lối sống khoa học, đời sống tình dục lành mạnh, vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục Chăm sóc, vệ sinh bao quy đầu tốt khi thực hiện nong bao quy đầu, đặt sonde tiểu

Nguyên Nhân Gây Hẹp Lỗ Sáo
Khắc phục hiện tượng hẹp lỗ sáo
Giảm nguy cơ chấn thương vùng sinh dục trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, khi tập luyện thể dục thể thao Tham khảo: Wikipedia Khi có các dấu hiệu bất thường về nam khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.