ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ NHƯ THẾ NÀO

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn sau khi sinh và cho con bú. Khoảng 2 – 3% phụ nữ có biểu hiện trong giai đoạn cho con bú.

Bệnh do vi khuẩn gây ra với hiện tượng sưng, đỏ kèm hạch ấn đau và vú có thể có mùi khó chịu. Bên cạnh đó người bệnh có thể có triệu chứng như mệt mỏi, sốt, vú có các nhân mềm, có chứa ổ dịch ấn lõm.

Áp xe vú có nguy hiểm không

Áp xe vú là tình trạng thường gặp ở những bà mẹ cho con bú. Những triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng, sốt, phù nề…không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, mà còn gây tâm trạng lo lắng, bất an.

Khoảng 10% đến 30% trường hợp xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Một loại áp xe có thể gặp ở phụ nữ không cho con bú là áp xe dưới quầng vú. Áp xe dưới quầng vú là khối nhiễm trùng chỉ gặp ở khu dưới quầng vú (vùng da thẫm màu xung quanh núm vú).

Có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Khi đã chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe, toàn thân người bệnh sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu , khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.

Nếu áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo thành áp xe tái phát, áp xe tự vỡ hoặc áp xe hoại tử. Tuyến vú mất chức năng tiết sữa gây mất sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng như nhiễm trùng huyết, suy thận, nặng hơn là gây hoại tử các chi… đó là những biến chứng rất nguy hiểm.

Áp Xe Vú Là Gì
Biểu hiện của áp xe vú

Điều trị áp xe vú

Áp xe vú được chia thành áp xe vú nguyên phát và áp xe vú thứ phát. Áp xe vú nguyên phát gồm trong giai đoạn tiết sữa và ngoài giai đoạn tiết sữa, thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Áp xe vú thứ phát thường gặp sau nhiễm trùng vùng dưới da núm vú như viêm tuyến vú hay xạ trị.

Áp xe vú thường gặp ở những phụ nữ thừa cân béo phì, ngực lớn hoặc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ. Nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về điều trị và chăm sóc tình trạng áp xe vú:

  • Không cho con bú trong khi đang có tình trạng áp xe vú, cho trẻ bú bên vú không bị áp xe
  • Tăng cường thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái 
  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng, chườm nóng, hút sữa bằng máy hoặc vắt bỏ sữa để tránh tắc tia sữa
  • Giữ vệ sinh vùng vú sạch sẽ trước và sau khi bú
  • Tránh làm nứt hoặc xước vú, mặc áo ngực phù hợp, không quá chật để tránh tổn thương vú
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc giảm đau. Chỉ định chích nặn mủ và dẫn lưu áp xe vú khi cần thiết

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện về vú tại khoa Sản phụ khoa phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868