Dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục ở trẻ
Dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục ở trẻ làm thay đổi hình dạng và chức năng cơ quan của trẻ. Khoảng 1/3 dị tật bẩm sinh của trẻ liên quan đến cơ quan tiết niệu và sinh dục. Cần phải chẩn đoán và điều trị sớm để giảm những biến chứng không mong muốn.
Hiện nay vẫn chưa rõ cơ chế chính xác gây ra dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục ở trẻ. Một số trường hợp là do cha mẹ cũng bị mắc các dị vật tương tự hoặc mang gen gây ra dị tật rồi di truyền lại cho con.
Dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục có thể dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tổn thương thận, suy thận,… nếu không được can thiệp sớm. Nhiều dị tật có thể chẩn đoán được bằng kỹ thuật siêu âm. Ngay sau khi sinh, các dị tật sẽ được chẩn đoán qua sàng lọc sau sinh, và những bài test kiểm tra sức khỏe tổng thể của trẻ sơ sinh tại bệnh viện.
Các di tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục thường gặp
Dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục có thể gặp ở một hay nhiều cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang, dương vật, tinh hoàn, âm đạo…Những dị tật này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hay suy giảm chức năng thận của trẻ. Tùy theo từng vị trí cơ quan mà biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau:
- Thận đa nang: bệnh có tính chất di truyền, thường được phát hiện sớm sau khi sinh
- Hẹp khúc nối bể thận niệu quản làm cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản, thận bị ứ nước, nếu không được điều trị phù hợp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ
- Thận – niệu quản đôi: thông thương mỗi thận sẽ có một niệu quản để nối với bàng quang. Thận – niệu quản đôi là tình trạng thận có hai niệu quản, niệu quản có thể đổ vào bàng quang hoặc có một niệu quản đổ vào niệu đạo, âm đạo…
- Tinh hoàn không xuống bìu: tinh hoàn nằm trên đường đi giải phẫu di chuyển từ bụng đến bìu gọi là tinh hoàn ẩn, khi tinh hoàn nằm ngoài đường đi giải phẫu gọi là tinh hoàn lạc chỗ
- Lỗ tiểu thấp: sự bất thường trong quá trình phát triển của niệu đạo trước có thể gây tình trạng lỗ tiểu thấp ở trẻ, lỗ tiểu thấp ở mặt bụng dương vật có thể làm dương vật bị cong
- Hẹp lỗ sáo: trẻ có tia tiểu yếu, tiểu khó. Bác sĩ có thể nong hoặc mở rộng lỗ sáo cho trẻ
- Hẹp bao quy đầu: da quy đầu không thể tách rời khỏi đầu dương vật. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để phân biệt hẹp da quy đầu sinh lý hay bệnh lý
Những dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục bẩm sinh ở trẻ có thể biểu hiện ra bên ngoài hoặc cần được bác sĩ thăm khám kết hợp với một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường đường tiết niệu sinh dục, bác sĩ sẽ tư vấn, can thiệp đúng cách để giảm sự ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của trẻ.
Tóm lại, dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục của trẻ em có rất nhiều loại và lại có thể kết hợp với nhau, với những dị tật hoặc bệnh ở các bộ phận khác. Việc chẩn đoán phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục sẽ giúp cho quá trình điều trị tốt hơn, có biện pháp can thiệp kịp thời tránh những biến chứng xảy ra. Do đó, ngay sau khi sinh cần cho trẻ thực hiện các bài test chẩn đoán dị tật bẩm sinh để có thể phát hiện kịp thời.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về dị tật bẩm sinh tiết niệu sinh dục, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.