CÓ NÊN Ở CỮ SAU KHI SINH KHÔNG?

Ở cữ là gì?

Ở cữ thường được biết đến là quan điểm truyền thống dành cho những sản phụ sau khi sinh. Hãy cùng Pasteur nhìn nhận về quan điểm này cũng như tìm hiểu về lời khuyên của các chuyên gia về chăm sóc mẹ bầu sau sinh nhé!

Sản phụ sau sinh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, một số quan điểm về việc ở cữ đối với sản phụ sau sinh như không được tắm, không vệ sinh răng miệng…vô tình làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Số lượng vi khuẩn sẽ tăng dần nếu không vệ sinh trong giai đoạn ở cữ, trong khi đó, tế bào chết là môi trường lý tưởng để các tác nhân gây nhiễm trùng phát triển. Trong quá trình hậu sản ở những bà mẹ sinh thường, sản dịch tiết ra nhiều ngày sau khi sinh. Vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Vi khuẩn cũng có môi trường phát triển hơn ở những bà mẹ không vệ sinh đầu ti, sữa mẹ có tiết theo chu kỳ 2 – 4 tiếng và dễ đọng ở đầu ti. Do đó, khi không vệ sinh đầu ti đúng cách làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.

Lời khuyên của bác sĩ

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về vệ sinh chăm sóc bà mẹ trước và sau sinh:

Cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sinh

Hạn chế tắm trong vòng 3 ngày đầu sau sinh, vệ sinh đầu ti trước mỗi lần cho bé bú

Sau 3 ngày đầu tiên có thể tắm nước ấm, kín gió, không ngâm quá lâu trong nước. Gội đầu, vệ sinh miệng bằng nước ấm

Ngày sau sinh có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng. Vận động phù hợp giúp tử cung co bóp giúp sản dịch ra ngoài dễ hơn, tăng nhu động ruột giúp giảm táo bón

Đảm bảo nhiệt độ phòng của sản phụ và bé được giữ ấm, mặc quần áo dài tay nếu nhiệt độ lạnh hoặc quần áo thoáng mát để dễ thoát mồ hôi khi thời tiết nắng nóng. Quan điểm nằm than, hơ nóng cần được lưu vì khí CO2 từ than có thể gây độc cho sản phụ và trẻ

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm quá mặn, cay, chua

Ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái, điều này cũng giúp sữa tiết ra nhiều hơn

Ở Cữ Đúng Cách
Ở cữ đúng cách

Những phòng tránh khi ở cữ sau sinh

  • Không nên dành nhiều thời gian xem tivi, đọc sách… nên dành thời gian hợp lý để nghỉ ngơi lấy sức.
  • Tránh sử dụng các thức ăn quá cay, chua, hoặc quá mặn, có tính hàn… vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng… đặc biệt nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không được xối nước trực tiếp vào âm đạo. Dùng khăn lau sạch sau khi rửa. Theo dõi sản dịch hàng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, sau 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau có thể tự đi lại được. Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, tử cung trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột và tránh bí tiểu, táo bón.
  • Bạn có thể cảm thấy khó tiểu tiện sau khi sinh, tuy nhiên không nên nhịn tiểu mà phải đi tiểu càng sớm càng tốt. Có thể hỏi bác sĩ nếu bạn bị táo bón.
  • Ăn nhiều rau xanh như rau ngót, rau dền… cung cấp nhiều vitamin, chất xơ chống táo bón, bổ sung thêm betacaroten.
  • Thức ăn cho các sản phụ sau sinh nên mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
  • Bạn cần ngủ đủ giấc để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ stress và lượng sữa tiết ra cũng sẽ nhiều hơn.

Tham khảo: Wikipedia

Đặt lịch thăm khám thai tại Pasteur, các mẹ có thể liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để Pasteur hỗ trợ tư vấn và sắp xếp cho mẹ tốt nhất nhé!