Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không? những dấu hiệu nhận biết và nên làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao… đây là những câu hỏi cũng như các lo lắng của các chị em trong thời kỳ mang thai…

Bài viết sau đây của THS BS Đồng Thị Hồng Trang sẽ gửi đến bạn đọc các kiến thức cơ bản cũng như 1 số các câu hỏi, vấn đề xoay quanh việc tăng huyết áp khi mang thai để mọi người hiểu, nắm bắt cũng như thăm khám bác sĩ kịp thời.

Cao Huyết Áp Khi Mang Thai

1/ Cao huyết áp khi mang thai nguy hiểm không

Hầu hết phụ nữ bị cao huyết áp sẽ có một thai kỳ bình thường. Nhưng những người phụ nữ này có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề nhất định khi mang thai, như:

+ Tiền sản giật:  Phụ nữ bị tiền sản giật có huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu tăng cao hoặc bệnh lý ở vài cơ quan khác.

Tiền sản giật thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ, và là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai trong tử cung người mẹ. Bệnh còn ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim, mắt và hệ thần kinh của người mẹ.

+ Nhau bong non: Nhau thai là cơ quan bên trong tử cung cung cấp chất dinh dưỡng, thải chất thải và trao đổi khí qua máu với cơ thể người mẹ. Nhau bám và phát triển ở bên trong tử cung.

Nhau bong non là khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Nếu điều này xảy ra, em bé có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy.

+ Thai chậm phát triển: Thai có thể nhỏ và không phát triển bình thường.

2/ Nên làm gì trước khi có dự định mang thai?

Trước khi bạn muốn mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra và kiểm soát huyết áp của bạn. Nếu bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp, bạn có thể sẽ phải thay đổi liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác và bác sĩ cũng sẽ đảm bảo rằng thuốc huyết áp của bạn an toàn khi mang thai.

3/ Các xét nghiệm trong khi mang thai

Mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra huyết áp và sự tăng trưởng của thai. Bạn cũng sẽ có các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của thai vào những thời điểm khác nhau trong thai kỳ.

4/ Cần dùng thuốc hạ huyết áp khi mang thai không?

Điều này phụ thuộc vào mức cao huyết áp của bạn. Nếu rất cao, bạn cần dùng thuốc trong khi mang thai để kiểm soát tốt huyết áp.

5/ Khi nào nên đi khám?

Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn:

  • Cảm thấy thai không cử động nhiều như bình thường.
  • Bắt đầu có những cơn co thắt. Cơn co xuất hiện khi cơ tử cung co bóp, có thể gây đau và làm bụng của bạn trở nên cứng.
  • Đau bụng.
  • Chảy máu từ âm đạo.
  • Bất kỳ triệu chứng tiền sản giật, có thể bao gồm:
  • Đau đầu
  • Thay đổi thị lực, như nhìn mờ hoặc nhìn thấy chớp sáng
  • Đau bụng trên

Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai

6/ Có thể sinh thường qua ngả âm đạo không?

Hầu hết sản phụ có thể sinh qua ngả âm đạo.

7/ Em bé sau sinh có khỏe mạnh không?

Nếu bị tăng huyết áp khi mang thai, bạn có khả năng sinh con sớm hơn bình thường. Vì nếu bạn bị tiền sản giật, nhau bong non hoặc thai nhỏ hơn so với tuổi, bác sĩ có thể chỉ định đưa thai ra sớm. Nhưng nếu huyết áp được kiểm soát tốt trong thai kỳ, em bé có thể sẽ khỏe mạnh hơn.

….

Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn + hỗ trợ đầy đủ hơn về các vấn đề trong thời kỳ mang thai có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của chuyên khoa khám sản phụ Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất nhé.

Xem thêm 1 số bài viết hữu ích khác